Hiển thị các bài đăng có nhãn nhổ răng thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Có nên nhổ răng nanh không? Nhổ răng nanh có hại gì không?

Thông thường răng nanh sẽ mọc đầy đủ trong giai đoạn thay răng sữa. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà răng nanh có thể mọc ngầm gây nên nhiều biến chứng. Vậy  Co nen nho rang nanh  mọc ngầm hay không? Nhổ răng nanh có nguy hiểm và ảnh hưởng gì không? Bác sỹ KIM sẽ giải đáp cụ thể cho bạn qua một số thông tin dưới đây.
nho-rang
Nhổ răng nanh có nguy hiểm không? hay nhổ răng nanh có ảnh hưởng gì không?
Răng nanh hay còn gọi là răng số 3 mọc ngầm khi nó nằm trong xương hàm nhưng không mọc ra ngoài xương hàm. Bình thường, trong giai đoạn thay răng thì khi răng sữa rụng đi thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, có không ít các trường hợp răng sữa rụng khá muộn, do đó không có không gian dành cho răng vĩnh viễn mọc, dẫn tới tình trạng răng mọc lệch, mọc ngầm.
Ngoài ra, trong quá trình mọc răng, chân răng chậm hình thành, sự phát triển khác nhau giữa vùng tiền hàm và xương hàm trên hoặc răng cửa bên kém phát triển, việc nhổ răng quá sớm, mầm răng mọc lệch lạc cũng là nguy cơ khiến răng nanh mọc ngầm.
Bác sỹ tư vấn “có nên nhổ răng nanh mọc ngầm” hay không?
Khi không có đủ chỗ thì răng nanh ngầm sẽ bị mọc lệch hoặc mọc ngầm gây đau, khó chịu và có thể ảnh hưởng đến những răng lân cận. Răng nanh ngầm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng như: dính khớp, lệch đường giữa, mất nhiều khoảng, làm tiêu răng bên cạnh,..Tuy nhiên, răng nanh đóng vai trò rất quan trọng trên cung hàm và việc nhổ răng nanh có thể gây đau nhức, thậm chí ảnh hưởng đến các răng kế cận, chỉ khi răng nanh không thể bảo tồn được thì bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ.
Có nên nhổ răng nanh mọc ngầm hay không? 1Muốn nhổ răng nanh mọc ngầm cần có sự thăm khám cụ thể của nha sỹ
Nhổ răng nanh mọc ngầm được tiến hành như thế nào?
Việc nhổ răng nanh mọc ngầm sẽ phức tạp hơn khá nhiều so với những răng khác ở hàm trên bởi tình trạng mọc ngầm nếu chẩn đoán và điều trị không chính xác có thể gây nên những biến chứng sau khi nhổ răng rất nguy hiểm. Thông thường, đối với một trung tâm nha khoa uy tín thì chụp X-quang cần được tiến hành trước tiên cùng với các thao tác như chụp cận chóp, phim cắn, phim sọ nghiêng chụp theo kỹ thuật từ xa…là những hình ảnh rất cần thiết để đánh giá vị trí của răng nanh, hình dạng và những tác động của răng nanh đối với răng kế cận.
Phẫu thuật bộc lộ răng nanh ngầm cần được tiến hành trong các trường hợp răng ngầm hoặc chậm mọc, hoặc răng đang mọc lệch chỗ trong niêm mạc. Bác sĩ sẽ sử dụng rất nhiều kỹ thuật phẫu thuật như cắt lợi, vạt đặt lại tại chỗ phía tiền đình, vạt trượt sang hai bên, vạt đẩy về phía cuống,..Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng tình trạng răng miệng.
Hiện nay, công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome thế hệ mới sẽ giúp cho quy trình nhổ răng diễn ra an toàn và hạn chế đau nhức một cách tối đa. Khác với cách nhổ răng truyền thống với dụng cụ nạy và kìm khiến cho quá trình nhổ khó khăn và chảy máu khá nhiều, thiết bị mới sẽ tạo ra mũi cắt siêu âm sắc bén và linh hoạt để làm đứt gãy các dây chằng nha chu và tách răng ra khỏi ổ răng, giúp lấy răng ra dễ dàng hơn và hạn chế đau nhức, quá trình lành thương cũng diễn ra nhanh hơn.
Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng nanh mọc ngầm
Nhổ răng nanh mọc ngầm ít nhiều sẽ gây chảy máu và đau nhức trong một tuần đầu. Sau khi nhổ, bệnh nhân cần cắn chặt bông gòn trong vòng 30 phút để cầm máu. Đa phần, khi thực hiện nhổ răng thì các trung tâm nha khoa đều sử dụng chỉ nha khoa nên sau một tuần chỉ sẽ tự tiêu và ổ chân răng sẽ liền vạt nướu. Tuy nhiên bạn nên kiểm tra tình trạng vết nhổ thường xuyên trong một tuần đâu: kiểm tra ổ nhổ vào ngày thứ 1, thứ 3 và thứ 5 sau nhổ răng để phát hiện kịp thời những viêm nhiễm có thể xảy ra.
Việc chăm sóc răng miệng khá quan trọng trong việc liền thương sau khi nhổ. Chú ý không dùng vật nhọn hay chải răng và chỗ chân răng vừa nhổ. Có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng. Sử dụng các thực phẩm mềm, lỏng để răng không phải làm việc nhiều, tránh các thức ăn cứng hoặc có nhiều mảnh vụn ảnh hưởng tới chân răng.
Nếu có bất kỳ băn khoăn nào về Có nên nhổ răng nanh mọc ngầm không, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa KIM theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

Nguyên nhân bé bị sâu răng sữa

Sâu răng sữa ở trẻ nhỏ luôn là nỗi bận tâm của nhiều bậc phụ huynh. Hay cùng tìm hiểu cách điều trị cho bé bị sâu răng sữa qua bài viết sau đây nhé.

Trước tiên là hệ thống răng sữa của bé có tổng cộng 20 chiếc, 10 chiếc trên và 10 chiếc dưới. Đến khi 6 tuổi bé sẽ thay những chiếc răng cố định đầu tiên và cho đến khi kết thúc là 13-14 tuổi.

Làm gì khi răng sữa bị sâu
Làm gì khi răng sữa bị sâu

Răng sữa có vai trò giữ khoảng và định hướng cho các răng cố định mọc lên đúng vị trí. Răng sữa khỏe mạnh sẽ giúp bé ăn nhai vững vàng, phát âm chuẩn, cho bé khuôn mặt xinh tươi và nụ cười rạng rỡ hơn.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ.


Do lớp men răng sữa còn mỏng, chưa được hoàn thiện nên dễ bị các vi khuẩn gây sâu răng tấn công. Khi mang thai các mẹ có chế độ ăn uống thiếu canxi thì men răng của bé cũng dễ bị yếu, nguy cơ sâu răng sữa sẽ nhiều hơn. Cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé, để bé ăn đồ ngọt quá nhiều, lâu ngày sẽ hình thành mảng bám, vi khuẩn phát triển tạo ra các axit phá hủy men răng, gây sâu răng

Một điều nữa là do bố mẹ chủ quan cho rằng răng sữa rồi cũng sẽ được thay thế bằng răng cố định. Vì hàm răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như hệ răng cố định nên khi răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn một phần bị hạn chế, khiến tiêu hóa của trẻ kém đi và nếu bị sâu hoặc rụng quá sớm thì hệ răng cố định của trẻ có nguy cơ bị mọc lệch cao.
chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền

Vậy phụ huynh cần làm gì khi răng sữa bị sâu


Giống như răng người lớn, hệ răng sữa của bé có hàng ngàn loại vi khuẩn gây hại. Vì vậy các bậc cha mẹ nên chú ý chăm sóc để tránh sâu răng sữa làm ảnh hưởng đến hệ răng vĩnh viễn sau này, thậm chí các mẹ trong giai đoạn mang thai cần phải bổ sung canxi nhiều hơn như nghêu, sò, ốc, tôm…

Làm gì khi bé bị sâu răng sữa
Làm gì khi bé bị sâu răng sữa

Ngay khi bé mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, mẹ nên dùng một miếng gạc nhúng vào nước muối ấm để vệ sinh răng và lưỡi của bé. Sau khi bú nên cho bé uống một miếng nước lọc để tráng miệng. Và đến thời điểm sử dụng bàn chải thì nên chọn mua những bàn chải lông mềm, hình thú ngộ nghĩnh để mỗi lần chải răng là một niềm vui.

Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, nước uống có ga. Tránh không cho bé ngậm thức ăn trong miệng quá lâu sẽ không tốt cho răng. Nếu phát hiện răng bé có dấu hiệu sâu răng thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị. Đối với các răng bị sâu thì bác sĩ sẽ làm sạch lỗ sâu và tiến hành trám lại. Với các răng sâu quá lớn, sâu răng đến buồng tuỷ gây đau nhức thì bác sĩ sẽ điều trị tuỷ để bảo tồn, chờ đến tuổi thay hoặc nhổ bỏ nếu mầm răng cố định ở dưới phát triển phù hợp.

Vì thế quý phụ huynh không nên coi thường sâu răng sữa, nên dẫn bé đi khám răng định kỳ để tránh mắc các bệnh răng miệng.

Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ! Cho em hỏi răng hàm dưới bị sâu khá nặng và dạo này còn gây đau nhức khiến em bị ảnh hưởng rất nhiều trong công việc. Vậy theo bác sĩ em có nên đi nhổ không? nhổ răng hàm bao nhiêu tiền? Mong nhận được hồi âm của bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Em cảm ơn. (Tuyết Anh, Đồng Nai)

dieu-tri-nha-khoa

Trả lời:

Bạn Tuyết Anh thân mến!
Vậy răng hàm sâu có nên nhổ bỏ không?
Trong điều trị nha khoa một quy tắc mà các bác sĩ luôn tuân thủ nghiêm ngặt đó là răng vĩnh viên nói chung và răng hàm nói riêng chỉ được nhổ bỏ khi nó mắc bệnh lý quá nặng, không thể bảo tồn hoặc đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến răng kế bên.

Như vậy, với trường hợp của bạn nếu răng đã bị sâu nặng, gây viêm nhiễm làm đau nhức thường xuyên thì thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.
Hiện nay, có nhiều người đang có suy nghĩ là nhổ răng hàm có thể ảnh hưởng đến thần kinh. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy bởi toàn bộ hệ thống dây thần kinh nằm khá cách xa chân răng và được bảo vệ rất tốt.
Hơn nữa, với công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm tân tiến, giúp cho tiến trình loại bỏ răng đảm bảo an toàn, nhẹ nhàng và ít thương tổn hơn, từ đó thời gian ê buốt nhẹ, sưng nề cũng diễn ra chỉ khoảng 1 – 2 ngày. Sau khi nhổ răng hàm bạn vẫn ăn uống bình thường và chỉ cần nấu mềm thức ăn để giảm lực nhai là được.

Nhổ răng hàm dưới bao nhiêu tiền

Việc nhổ răng hàm dưới tốn hết bao nhiêu tiền là câu hỏi thường gặp của không ít người. Tuy nhiên, mức chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng cụ thể và mức độ khó của răng,…. Trong đó 2 tác động quan trọng nhất chính là tay nghề bác sĩ, công nghệ thực hiện.

Vì vậy, bạn cần đến trực tiếp trung tâm nha khoa để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, kiểm tra và tư vấn cụ thể.nên nhổ bỏ không?


Nhổ răng bao nhiêu tiền là hợp lý nhất hiện nay

Câu hỏi:
Chào bác sĩ nha khoa! Cháu năm nay 19 tuổi, cháu có chiếc răng hàm bị sâu và đang ăn lấn sang 2 chiếc răng bên cạnh. Cháu tính đi nhỏ bỏ nhưng băn khoăn không biết quy trình thực hiện thế nào?  Nhổ răng bao nhiêu tiền?
(Huyền Thương, Tp. HCM)
Trả lời:
Bạn Huyền Thương thân mến!
nho-rang
Nhổ răng mất bao nhiêu tiền
Trong điều trị nha khoa ngày nay, nhổ răng là một việc mà các bác sĩ đều phải cân nhắc rất kỹ trước khi ra chỉ định có nên nhổ bỏ hay giữ lại điều trị. Bởi vì, để trồng mới lại một chiếc răng hàm bị mất thường khá tốn kém, cả về thời gian, công sức lẫn tiền bạc.
Tuy nhiên nếu đúng như những gì bạn mô tả ở trên, khi răng hàm đã bị bị sâu nặng và đang lây lan sang các răng khác thì tốt bạn nên nhổ bỏ, đồng thời điều trị hiệu quả bệnh lý sâu răng cho 2 chiếc răng bên cạnh.
QUY TRÌNH NHỔ RĂNG HÀM THỰC HIỆN THẾ NÀO?
Nhổ răng mất bao nhiêu tiền
+ Đầu tiên, nha sĩ sẽ kiểm tra và chụp phim X-quang chiếc răng hàm cần nhổ, nhằm xác định các dây thần kinh cũng như độ khó của ca nhổ răng.
+ Vệ sinh răng sạch sẽ, lấy cao răng trước khi nhổ.
+ Gây tê nhẹ để giúp bạn không cảm thấy đau đớn.
+ Tiến hành nhổ răng bằng cách dùng thiết bị nha khoa siêu âm hiện đại để làm chân răng lung lay, lúc này bác sĩ sẽ giúp lấy răng nhẹ nhàng mà không cần tác động hay gây xâm lấn nhiều.
+ Sau khi nhổ răng, bạn sẽ được sát trùng ổ răng và cắn nhẹ bông gòn trong vòng 30 phút để cầm máu. Không ngậm nước muối, không khạc nhổ bừa bãi.
Nhổ răng mất bao nhiêu tiền
Sau khi nhổ răng hàm bị sâu, nếu cảm thấy cần thiết bạn có thể thực hiện cấy ghép răng implant để đảm bảo hàm răng được chắc khỏe và tăng cường sức nhai.
NHỔ RĂNG MẤT BAO NHIÊU TIỀN?
Nhổ răng hàm tại mỗi cơ sở có chi phí khác nhau, bởi nó phụ thuộc vào công nghệ mà bạn được áp dụng, trình độ tay nghề bác sĩ thực hiện và độ khó của ca loại bỏ răng. Chính vì vậy, để biết chính xác mức giá cụ thể bạn nên đến tư vấn và thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.

Mọc răng khôn đau trong bao lâu

Răng khôn là chiếc răng mọc trễ nhất trên cung hàm khi mà khoảng trống còn lại của hàm răng không còn nhiều. Điều kiện không thuận lợi này đã dẫn đến một tình huống đặc biệt mà hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều gặp phải đó là bị đau khi mọc răng khôn. Vậy mọc răng khôn đau mấy ngày và có cách nào có thể làm giảm thiểu cơn đau không?

mọc răng khôn đau trong bao lâu
Thời gian mọc răng khôn đau trong bao lâu  thì khỏi ?
Thường khi mọc răng khôn hàm dưới hay gây đau, sốt do mọc lệch, thay vì mặt răng đội lợi lên thì mặt răng lại húc vào răng số 7 và ảnh hưởng đến cả hàm răng, làm các răng phía ngoài bị kênh ra khỏi cung răng, thành hai hàng răng, răng khểnh. Khi răng khôn húc vào răng số 7 thì gây đau, gây sưng lợi và viêm nhiễm vùng lợi quanh răng, viêm còn gây sốt. Vậy mọc răng khôn đau mấy ngày và có cách nào có thể làm giảm thiểu cơn đau không?

Mọc răng khôn đau mấy ngày.

Răng khôn mọc ở mỗi người mỗi khác, thời gian mọc răng khôn từ lúc nhú lên cho đến lúc hoàn chỉnh cũng không giống nhau. Quá trình mọc răng khôn có thể chia thành nhiều đợt, mỗi đợt như thế lại gây đau cho người mọc răng. Khoảng cách các đợt có thể là vài tháng hoặc lâu hơn. Đã có nhiều người để mọc xong một chiếc răng khôn phải mất vài năm, mỗi năm nhích lên một chút. Vì thế mà cơn đau cũng lặp lại trong vài năm. Và mỗi lần đau cũng kéo dài vài ngày, 1 tuần hoặc thậm chí là cả năm cho đến khi quá trình mọc răng kết thúc.
Đối với đau răng khôn, nếu đau nhẹ và bạn không muốn can thiệp nhổ bỏ thì có thể mua thuốc giảm đau và kháng viêm để uống tại nhà. Lưu ý, bạn nên xin hướng dẫn của dược sĩ, trình bày rõ tình trạng răng để được cho thuốc thích hợp. Đây là giải pháp tình thế, không có tác dụng điều trị đối với răng khôn. Cách tốt là phải đến phòng nha để được thăm khám.
Nếu bạn đau kéo dài và mức độ đau không chịu đựng được mà uống thuốc giảm đau cũng không tác dụng nhiều thì nên đi khám để bác sĩ tư vấn và có cách điều trị, có thể là phải nhổ bỏ răng khôn. Việc nhổ bỏ răng khôn sẽ được bác sĩ tiến hành một cách nhẹ nhàng kỹ lưỡng.
Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ khám trực tiếp trên miệng của người bệnh, sau đó sẽ chụp phim kiểm tra để xác định vị trí, hướng mọc của răng khôn, tùy theo mức độ răng mọc ngầm mọc lệch mà bác sĩ sẽ tiểu phẫu để lấy ra  một cách chính xác và ít gây sang chấn nhất. Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vùng răng khôn cần nhổ nên trong suốt quá trình nhổ răng, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn.
Mẹo giảm đau khi mọc răng khôn
Tỏi
Sử dụng tỏi một loại gia vị thường xuyên được sử dụng ngay trong nhà bếp bằng cách bóc vỏ một tép tỏi nhỏ sau đó chà nhẹ lên răng và quanh lợi, khi cơn đau đã dịu thì cắn tỏi ngay tại răng đó một lúc cho đến khi hết đau.
Dưa chuột
Bạn có thể sử dụng dưa chuột đắp lên vùng bị đau trong 30 phút nó cũng có tác dụng giảm đau khi mọc răng khôn rất tốt.
Nước muối
Nếu trong nhà không có sẵn những nguyên liệu trên, bạn có thể sử dụng ngay những hạt muối hột luôn có sẵn trong bếp. Pha nước muối để sẵn và dùng để súc miệng trong mỗi giờ là cách làm giảm cơn đau hữu hiệu đấy.

Nhổ răng có ảnh hưởng gì không

Câu hỏi:

Thưa bác sỹ. Cháu muốn đi nhổ răng nhưng vẫn sợ đau ạ. Bác sỹ tư vấn giúp nhổ răng có ảnh hưởng đến thần kinh không, có đau lắm không ạ? Vừa rồi do tai nạn va đập mạnh mà cháu bị vỡ mất hai chiếc răng, một răng hàm trên và một răng hàm dưới. Bây giờ cả hai răng chỉ còn chân răng thôi ạ nên ăn uống không tốt mà thi thoảng lại rất đau nhức ạ.  (Hoàng Xuân – Bắc Giang).

Trả lời :
Chào bạn Hoàng Xuân !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Nhổ răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và thần kinh không?” của bạn,
Không phải tất cả các trường hợp răng bị tổn thương đều được chỉ định nhổ bỏ, có một số tình huống sau đây bạn cần phải nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng:
- Sâu răng mức độ nặng, gây viêm tủy và vùng nướu xung quanh hoặc răng bị vỡ gần hết không thể phục hồi
-  Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, thức ăn và vi khuẩn dễ tạo mảng bám gây sâu răng, viêm nướu…
-  Trường hợp bị tai nạn, răng bị lung lay hay vỡ, mẻ mức độ lớn mà không thể trám răng hay áp dụng các phương pháp chỉnh nha khác.
-  Khi cần nhổ bỏ bớt răng nhằm tạo khoảng trống để thực hiện các chỉnh hình nha khoa khác.
Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?Nhổ răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và thần kinh không?

Nhổ răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và thần kinh không?

Nếu sức khỏe của bệnh nhân bình thường, không bị mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp…thì nhổ răng hàmdiễn ra hoàn toàn bình thường, không gây nên các biến chứng. Nhưng nếu bệnh nhân gặp các vấn đề tim mạch thì việc nhổ răng rất hạn chế, nếu có tiến hành nhổ thì cũng cần thăm khám kỹ lưỡng và cần dùng đến loại thuốc tê đặc biệt không có adrenaline hay epinephrine để không gây kích thích tim.
Nhổ một răng là lấy răng đó ra khỏi xương hàm, nhổ răng tốt là không để sót chân răng và hạn chế các biến chứng như đau nhức hay chảy máu kéo dài. Nhổ răng nếu đảm bảo đúng kỹ thuật thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mặt hay mắt như một số bệnh nhân thường hay sợ hãi. Trường hợp của bạn nếu như răng hàm vẫn còn sót chân răng sau tai nạn thì nha sỹ sẽ kiểm tra tổng quan sức khỏe và tiến hành nhổ bỏ khá đơn giản.
Cảm giác nhổ răng bị đau tùy theo từng bệnh nhân, tùy theo răng nhổ khó hay dễ.  Thông thường, trước khi nhổ răng, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ nên bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ sau khi nhổ. Trường hợp răng nhổ khó, thời gian nhổ lâu và dụng cụ nhổ răng làm chấn thương các mô xung quanh nhiều, lúc đó bệnh nhân cần phải dùng thuốc giảm đau sau khi nhổ và nếu có sưng và phù nề phải dùng thêm thuốc kháng sinh và kháng viêm do bác sỹ chỉ định.
Sau khi nhổ rất ít khi chảy máu kéo dài và chậm đông máu, ở bệnh nhân bình thường thời gian chảy máu từ 3 phút đến 6 phút, còn thời gian đông máu từ 9-12 phút. Bạn nên cắn chặt bông gòn ít nhất 30 phút sau khi nhổ răng để cầm máu.
Nhổ răng  chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp như: Nhổ bớt răng để thực hiện các chỉnh hình nha khoa; sâu răng nặng khiến viêm tủy và nướu; răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây tác động xấu đến các răng bên cạnh; răng vỡ không thể phục hồi được gây mất thẩm mỹ, khó khăn ăn nhai; bị tai nạn làm răng lung lay, mẻ vỡ không thể áp dụng các phương pháp chỉnh nha khác…

Với những thông tin trên đây hy vọng đã giải đáp phần nào câu hỏi “nhổ răng có ảnh hưởng gì không?” của bạn gửi đến chúng tôi. Mọi câu hỏi liên quan bạn có thể gửi đến Nha khoa KIM hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 19006899 để được tư vấn chi tiết nhất.

 

Tìm hiểu nhổ răng nanh có ảnh hưởng gì không?

Răng nanh mọc lệch thành răng khểnh trong quan điểm của nhiều người đó là nét duyên nhưng nếu mọc lệch quá nhiều dễ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thẩm mỹ. Để sở hữu một hàm răng đều đẹp thì lúc này bắt buộc phải nhổ răng nanh, vậy nhổ răng nanh có ảnh hưởng gì không?

Không phải tất cả các trường hợp răng bị tổn thương đều được chỉ định nhổ bỏ, có một số tình huống sau đây bạn cần phải nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng:
- Sâu răng mức độ nặng, gây viêm tủy và vùng nướu xung quanh hoặc răng bị vỡ gần hết không thể phục hồi
-  Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, thức ăn và vi khuẩn dễ tạo mảng bám gây sâu răng, viêm nướu…
-  Trường hợp bị tai nạn, răng bị lung lay hay vỡ, mẻ mức độ lớn mà không thể trám răng hay áp dụng các phương pháp chỉnh nha khác.
-  Khi cần nhổ bỏ bớt răng nhằm tạo khoảng trống để thực hiện các chỉnh hình nha khoa khác.
Nhổ răng hàm có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?Nhổ răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và thần kinh không?

♦ Nhổ răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe và thần kinh không?

Nếu sức khỏe của bệnh nhân bình thường, không bị mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp…thì nhổ răng hàmdiễn ra hoàn toàn bình thường, không gây nên các biến chứng. Nhưng nếu bệnh nhân gặp các vấn đề tim mạch thì việc nhổ răng rất hạn chế, nếu có tiến hành nhổ thì cũng cần thăm khám kỹ lưỡng và cần dùng đến loại thuốc tê đặc biệt không có adrenaline hay epinephrine để không gây kích thích tim.
Nhổ một răng là lấy răng đó ra khỏi xương hàm, nhổ răng tốt là không để sót chân răng và hạn chế các biến chứng như đau nhức hay chảy máu kéo dài. Nhổ răng nếu đảm bảo đúng kỹ thuật thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mặt hay mắt như một số bệnh nhân thường hay sợ hãi. Trường hợp của bạn nếu như răng hàm vẫn còn sót chân răng sau tai nạn thì nha sỹ sẽ kiểm tra tổng quan sức khỏe và tiến hành nhổ bỏ khá đơn giản.
Cảm giác nhổ răng bị đau tùy theo từng bệnh nhân, tùy theo răng nhổ khó hay dễ.  Thông thường, trước khi nhổ răng, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ nên bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ sau khi nhổ. Trường hợp răng nhổ khó, thời gian nhổ lâu và dụng cụ nhổ răng làm chấn thương các mô xung quanh nhiều, lúc đó bệnh nhân cần phải dùng thuốc giảm đau sau khi nhổ và nếu có sưng và phù nề phải dùng thêm thuốc kháng sinh và kháng viêm do bác sỹ chỉ định.
Sau khi nhổ rất ít khi chảy máu kéo dài và chậm đông máu, ở bệnh nhân bình thường thời gian chảy máu từ 3 phút đến 6 phút, còn thời gian đông máu từ 9-12 phút. Bạn nên cắn chặt bông gòn ít nhất 30 phút sau khi nhổ răng để cầm máu.
Để nhổ răng đảm bảo an toàn và hạn chế biến chứng thì ứng dụng máy siêu âm Piezotome mới nhất Hoa Kỳ với cơ chế nhổ răng được thực hiện an toàn sẽ là giải pháp hiệu quả nhất. Các mũi siêu âm sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc từ 28-36 Khz sẽ tác động trực tiếp làm đứt các dây chằng nha chu, phân tách răng ra khỏi tổ chức quanh răng và xương ổ răng, giúp cho việc nhổ răng giá rẻ diễn ra an toàn và không đau nhức nhiều như sử dụng các dụng cụ truyền thống. Công nghệ mới hạn chế xâm lấn, không xâm lấn sâu quá mức xuống nướu, do đó không gây nên bất kỳ tổn thương nào cho nướu hay dây thần kinh.

Tư vấn của bác sĩ về việc răng khôn hàm trên mọc lệch.

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Chiếc răng khôn hàm trên của em đã mọc được 2 năm nhưng sau đợt nhú gần đây nó có xu hướng chệch ra má, mặc dù không gây đau nhức nhưng nó làm em có cảm giác vướng víu khó chịu. Bác sĩ cho em hỏi rang khon moc lech ham tren ra má phải làm sao? Mong sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ, Xin cảm ơn! (Thanh Tuấn, 26 tuổi, Quận 5 – TP.HCM) 

Trả lời

Chào bạn Thanh Tuấn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Nha khoa KIM. Về thắc mắc của bạn: Răng khôn hàm trên mọc lệch ra má phải làm sao? chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Răng khôn hàm trên mọc lệch phải làm sao?

Răng khôn mọc lệch hướng ra má là một dạng biến thể của răng khôn mọc lệch. Hiện tại, chiếc răng không gây đau nhức cho bạn, bạn chỉ cảm thấy khó khăn, vướng víu, cộm cấn trong hoạt động ăn nhai. Tuy nhiên, với hướng mọc lệch như vậy chắc chắn việc vệ sinh cho chiếc răng này khá khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác.
Răng khôn hàm trên mọc lệch
Răng khôn hàm trên mọc lệch phải làm sao?
Mặc dù, không nghiêm trọng bằng hiện tượng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên ở hàm dưới, nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan. Răng khôn hàm trên mọc lệch phải làm sao? Chúng tôi khuyên bạn nên nhổ chiếc răng này trước khi nó gây ra các biến chứng quanh răng và ảnh hưởng đến răng số 7.

Nhổ răng khôn hàm trên mọc lệch như thế nào?

Nhổ răng khôn mọc lệch hàm trên hay hàm dưới đều là những tiểu phẫu phức tạp bởi vị trí của những chiếc răng này đều ở khá sâu trong cung hàm. Tuy nhiên, với kỹ thuật hiện đại bằng công nghệ siêu âm tiên tiến thì việc nhổ răng khôn sẽ diễn ra nhanh chóng, an toàn và không đau. Sau đây là quy trình nhổ răng khôn an toàn tại Nha khoa KIM bao gồm 4 bước cơ bản:
Bước 1: Kiểm tra răng miệng: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát răng miệng và chụp phim X – quang. Xác định chính xác vị trí chiếc răng khôn hàm trên mọc lệch và dự trù phương pháp nhổ răng thích hợp nhất.
Bước 2: Vệ sinh, sát khuẩn vùng nhổ răng: Bạn sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhằm đảm bảo an toàn tránh nhiễm trùng khi nhổ răng khôn.
Bước 3: Gây tê: Gây tê giúp bạn không còn bất cứ cảm giác đau đớn nào trong quá trình thực hiện nhổ răng và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Bước 4: Tiến hành nhổ răng: Toàn bộ quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa KIM đều được thực hiện trong phòng vô trùng, đảm bảo các điều kiện an toàn cho bệnh nhân. Với công nghệ nhổ răng tiên tiến quá trình được thực hiện nhanh chóng, ít gây xâm lấn và chỉ mất khoảng 15-30 phút là kết thúc. Sau khi nhổ răng bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà và kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho bạn.

Hy vọng với những giải đáp trên đây bạn Thanh Tuấn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề “răng khôn hàm trên mọc lệch phải làm sao”. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan hãy đến trực tiếp Nha khoa KIM hoặc gọi đến số 19006899 để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Cách nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm và đúng cách

Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong quá trình mọc răng vĩnh viễn cũng như cơ chế phát triển thể chất của trẻ sau này. Vì vậy, việc nhổ răng sữa cho trẻ đúng thời điểm là điều quan trọng mà bậc phụ huynh cần chú ý. Vậy tại sao phải nhổ răng sữa cho trẻ mà không để tự rụng ?


Cách nhổ răng sữa cần dựa vào quy luật thay răng cụ thể?


20 răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ (dưới 30 tháng tuổi). Những chiếc răng này rồi sẽ lần lượt được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhưng bạn đừng nghĩ vì thế mà răng sữa không quan trọng. Nó chính là “bộ nhá” đầu tiên cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Răng sữa còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường trong thời gian đầu nhờ động tác ăn nhai nhẹ nhàng. Răng sữa còn giúp trẻ phát âm bình thường không bị ngọng.

Tại sao phải nhổ răng sữa cho trẻ ?
Tại sao phải nhổ răng sữa cho trẻ ?

Răng sữa đến lúc bị thay thế sẽ tự động rụng đi theo một quy luật rất đặc biệt. Dưới mỗi một răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng sữa. Khi chân tiêu hết thân răng bên trên sẽ rụng đi và chiếc răng vĩnh viễn trồi lên kịp thời. Đó là sự thay thế răng sữa đúng lúc.

Tuy nhiên, tiến trình thay thế này đôi khi không thuận lợi và buộc phải có những tác động bên ngoài để nhổ răng, và phải có cách nhổ răng sữa đúng và an toàn cho trẻ.

Một số lưu ý khi chăm sóc và nhổ răng sữa trẻ em


Chăm sóc răng sữa

Một số phụ huynh cho rằng, vấn đề tại sao phải nhổ răng sữa quan trọng hơn vấn đề chăm sóc răng sữa, bởi răng sữa sẽ rụng đi sau một thời gian. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hết sức sai lầm. Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân nhổ răng sữa cho trẻ, việc chăm sóc răng sữa là điều hết sức quan trọng.

Đối với trẻ em, trong 10 năm đầu đời, răng sữa đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Không những thế, răng sữa còn đóng vai trò định hướng cho sự phát triển cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Do vậy, việc chăm sóc răng sữa đúng cách đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Răng sữa có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ
Răng sữa có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ

Để răng sữa của trẻ luôn chắc khỏe và có thể thay đúng lịch, bạn cần chú ý hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý. Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chứa ngọt và nhiều gas – những loại thực phẩm dễ dẫn đến những bệnh lý trên răng. Chú ý thường xuyên đưa trẻ đến tại những địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám tình trạng răng miệng thường xuyên, kịp thời phát hiện các bệnh lý trên răng cũng như thời điểm nhổ răng sữa hợp lý.
Nhổ răng sữa tại nhà

Nhổ răng sữa đúng cách

Nếu trẻ em không được nhổ răng sữa đúng thời điểm thì sẽ tác động đến quá trình thay răng của bé trở lên xáo chộn, không đúng vị trí dẫn đến hàm răng tương lai không đều. Chưa nói đến việc ảnh hưởng đến tâm lý của bé, khả năng ăn nhai và phát âm cho bé.

Răng trẻ em tới giai đoạn cần thay răng (răng lung lay mà không chịu rụng khi mầm răng sau đã mọc lên) mà không có hành động trực tiếp giúp bé nhổ răng, nếu để lâu ngày có thể răng vĩnh viễn mọc lên xô lệch, ảnh hưởng đến lợi, gây cho bé khó chịu, đau nhức.

Việc nhổ răng sữa cho trẻ không đúng cách sẽ gây những nguy hại cho răng trẻ em. Phụ huynh nhổ răng cho bé tại nhà, vì không biết khi nào là thời điểm chính xác để nhổ răng cũng như không hiểu rõ về tầm quan trọng của vấn đề tại sao phải nhổ răng sữa nên đã tự ý nhổ khi thấy răng sữa mới bắt đầu lung lay. Hoặc trường hợp răng chưa lung lay mà đã phát hiện có mầm răng sau nhú lên, các bậc cha mẹ cố gắng nhổ răng cho bé. Những việc làm này sẽ làm cho bé đau, có thể bị viêm nhiễm, sưng tấy, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thay răng sau này của bé.

Những tác hại trên đó là lý do tại sao phải nhổ răng sữa cũng như tầm ảnh hưởng của việc nhổ răng sữa đến trẻ. Các bác sĩ cũng khuyên rằng nên thực hiện việc nhổ răng sữa cho bé tại các địa chỉ nha khoa uy tín vì ở đó sẽ có nha sĩ chuyên sâu nắm bắt tâm lý trẻ em và thực hiện an toàn, không đau. Các nha sĩ cũng khuyến cáo không nên tự ý nhổ răng sữa cho bé tại nhà nếu không biết cách, để hạn chế những tình huống không may xảy ra.

Nhổ răng cho bé đúng thời điểm và đúng cách
Nhổ răng cho bé đúng thời điểm và đúng cách sẽ giúp quá trình hình thành bộ răng vĩnh viễn được đều đẹp.

Nha Khoa KIM là một trong những địa chỉ nằm trong cuốn cẩm nang của các bậc phụ huynh khi thực hiện điều trị nha khoa cho con em mình. Với hơn 15 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị dụng cụ đều được vô trùng trong môi trường khép kín. Nha Khoa KIM bảo đảm việc nhổ răng sữa cho trẻ em nhẹ nhàng và không đau, sẽ giúp trẻ loại bỏ đi những răng sữa bị viêm nhiễm hay lung lay nhưng không rụng để giúp quá trình thay răng diễn ra bình thường. 

Chắc các bậc phụ huynh cũng đã hiểu tại sao phải nhổ răng sữa cho trẻ mà không để tự rụng. Nếu như còn thắc mắc nào về vấn đề trên có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn nhé

Tác hại của răng khôn mọc ngầm so với răng khôn mọc lệch

Đôi khi bạn không thể lường tới được tác hại của răng khôn mọc ngầm bởi so với răng khôn mọc lệch thì răng khôn mọc ngầm có ít biểu hiện tình trạng hơn khiến mọi người trở nên chủ quan với nó. Nếu không theo dõi kĩ và để tình trạng mọc ngầm diễn ra trong thời gian dài rất có thể gây hư hỏng không thể hồi phục được răng số 7 bên cạnh.

Răng khôn là tên gọi của răng số 8 hay răng hàm lớn thứ ba, có hình dạng bất thường cả ở thân răng và chân răng, do vậy nó làm cản trở quá trình mọc lên của răng. Mỗi người thường có bốn răng khôn ở bốn góc hàm.
sâu răng ở người lớn
Chúng hay mọc trong khoảng 18 - 25 tuổi, tuy nhiên cũng có thể sớm hơn (16 - 17 tuổi) hoặc muộn hơn (trên 30 tuổi). Nhiều trường hợp không thấy răng khôn nhú lên nhưng thực tế là nó vẫn mọc ngầm dưới xương hàm và chỉ bị che phủ bởi mô mềm mà thôi.
Răng khôn mọc lệch ngầm gây ra rất nhiều biến chứng ảnh hưởng tại chỗ cũng như sức khỏe toàn thân của người bệnh. Cụ thể:
- Viêm nhiễm tại chỗ: Là tai biến hay gặp nhất, sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn tại chỗ răng khôn mọc lệch gây viêm tổ chức quanh thân răng. Bệnh nhân thấy đau, hôi miệng, sưng nề vùng lợi, có thể thấy có mủ chảy ra, khó há miệng. Những viêm nhiễm này tái đi tái lại, lần sau sẽ càng nặng nề hơn. Trong một số trường hợp không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như mang tai, má, cổ, viêm xương, viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu… gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Làm hỏng răng bên cạnh: Khe hở giữa răng khôn mọc lệch và răng số 7 gây dắt thức ăn và làm sâu răng. Khi răng khôn ép vào răng bên cạnh sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng này, đồng thời tiêu xương ở mặt xa của răng số 7.
Quá trình tổn thương có thể âm thầm kéo dài trong nhiều năm, đến khi lan rộng bệnh nhân mới đi khám thì lúc này răng số 7 hầu như đã hỏng, không thể giữ lại được. Trong khi đó, răng số 7 (hay còn gọi là răng hàm lớn thứ hai) là một trong những răng giữ chức năng ăn nhai quan trọng nhất trên cung hàm.
- Gây u, nang xương hàm: Những nhiễm trùng mãn tính quanh thân răng và tổ chức của túi răng còn sót lại do quá trình mọc lên không hoàn chỉnh của răng khôn là nguyên nhân hình thành khối u xương hàm, nang thân răng.
- Rối loạn về phản xạ và cảm giác: Do ở mặt có nhiều dây thần kinh chi phối nên khi răng khôn mọc lệch ngầm chèn ép vào dây thần kinh gây mất, giảm cảm giác ở môi, da, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm và có thể gây hội chứng giao cảm như đau một bên mặt; phù, đỏ quanh ổ mắt.
Nói tóm lại, răng khôn mọc lệch ngầm rất hay gặp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng cách điều trị thì khá đơn giản, đa số chỉ cần nhổ bỏ răng. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng phải can thiệp nhổ răng, chỉ những răng khôn nào có nguy cơ gây ra biến chứng mới phải nhổ bỏ. Ngày nay, với trình độ kỹ thuật cao cùng trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ hoàn toàn có thể giúp bệnh nhân nhổ bỏ những chiếc răng mọc lệch ngầm ở mức độ nhẹ nhàng và ít sang chấn nhất.
Được tạo bởi Blogger.