Hiển thị các bài đăng có nhãn tuy-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ viêm tủy răng điều trị phục hồi như cũ được không?

Khi răng đã gặp phải vấn đề với viêm tủy răng có nghĩa tình trạng bệnh lý răng đã nghiêm trọng nên điều trị càng sớm càng tốt. Tùy răng là phần quan trọng nhất của răng, nuôi dưỡng răng khỏe mạnh và duy trì cảm giác ăn nhai chịu lực cho răng. 

Vì thế, chỉ cần răng có bất cứ dấu hiệu nảo bất thường đặc biệt là bị bệnh lý ở ngà và men răng thì nên điều trị chỉnh nha ở trẻ em càng sớm càng tốt. 

Viêm tủy răng có hồi phục được như cũ không?
Tủy viêm khi men và ngà răng đã bị phá hủy nặng và sâu không thể bảo vệ tủy. Lúc này vi khuẩn đã xâm nhập và làm hỏng tủy răng. Cho nên, về cơ bản chúng ta không thể tiếp tục duy trì tủy viêm được trong răng. Duy trì tủy viêm chỉ khiến cho bạn bị đau nhức và cơn đau viêm tủy rất dữ dội.

Do đó, cách xử lý duy nhất với tủy viêm là lấy tủy triệt để. Việc sót tủy viêm trong ống tủy dù rất nhỏ cũng có thể gây nên những cơn đau ê khó chịu cho bệnh nhân. Vì thế đây là phần cần được bảo vệ hơn cả so với ngà răng và men răng.

Nhưng bạn không nên quá lo lắng, tuy không thể phục hồi tủy răng nhưng bác sỹ chuyên sâu nội nha sẽ đảm trách lấy tủy và phục hồi hình thể răng như ban đầu cho bạn với sức nhai đảm bảo nhất.

Hiện chưa có cách nào có thể giữ tủy viêm, càng không thể phục hồi lại được tủy như ban đầu bằng bất cứ cách nào khác. Cho nên việc viêm tủy răng có hồi phục được là hoàn toàn bất khả thi. Khi đã được chẩn đoán viêm tủy, bạn nên xác định trước là sẽ bị mất tủy răng cấm vĩnh viễn không thể tái tạo.

Cách duy nhất có thể điều trị tủy răng cho trẻ đó là dùng vật liệu nhân tạo để lấp kín và trám bít ống tủy và mô răng sau khi đã lấy sạch tủy viêm.

Cách điều trị tốt nhất là trám răng lấy tủy
Khi điều trị tại Trung tâm, bạn cũng sẽ được chỉ định tương tự như vậy, cần phải lấy triệt để tủy viêm mới có thể hỗ trợ cắt cơn đau vĩnh viễn.

Việc chỉ định lấy tủy khi tủy đã viêm là hoàn toàn bình thường, không có gì bất thường và đáng sợ như bạn nghĩ. Đó là việc cần thiết và nên thực hiện sớm để tránh mất răng hoàn toàn.

Điều trị tủy răng trong những trường hợp khó

Phần lớn các ca điều trị tủy được chúng tôi giải quyết trong một lần hẹn, trừ một số trường hợp đang viêm tủy cấp hoặc có nhiễm trùng ở chóp chân răng cần phải đặt thuốc. Sau đây là vài ca chữa tủy được thực hiện tại với hệ thống trâm xoay Ni-Ti.


>>Răng móm và cách chữa
>>móm nào cũng xấu phải không

>>trị răng móm hiện đại ra sao?

Những trường hợp được chỉ định chữa tủy răng bao gồm:
-Tủy răng bị viêm hoặc hoại tử
-Răng có lỗ sâu lớn sát với buồng tủy
-Tủy răng bị lộ ra do tai nạn té ngã, hoặc do làm phục hình

1/ Chữa tủy răng cối lớn hàm trên






Đây là trường hợp chữa tủy răng cối lớn hàm trên, chân răng dài, ống tủy hẹp và cong. Sử dụng trâm Wave-one, chúng tôi đã sửa soạn được hết chiều dài của ông tủy, lấy sạch tủy và tạo độ thuôn cho ống tủy, sau đó trám bít ống tủy bằng gutta percha. Các bạn có thể nhìn thấy trên film X quang sau khi chữa tủy, những đường màu trắng ở trong răng là hình ảnh của gutta percha được dùng để trám bít ống tủy

2/ Chữa tủy răng cối lớn hàm dưới

Đây là một ca chữa tủy răng cối lớn hàm dưới, có cả 3 ống tủy đều bị cong. Chúng tôi đã sử dụng trâm Reciproc trong trường hợp này.

3/ Chữa tủy xuyên qua mão răng

Bệnh nhân có một cầu răng sứ 4 đơn vị ( từ răng 48 đến răng 45 ). Vì tình trạng cầu răng còn tốt, nhưng răng 48 bị viêm tủy gây đau, chúng tôi đã quyết định chữa tủy xuyên qua mão răng để giữ lại cầu răng cho bệnh nhân
Răng 48 là răng khôn hàm dưới, ở vị trí sau nhất của hàm răng, trường hợp này răng 48 còn bị nghiêng gần, và phải chữa tủy xuyên qua mão răng sứ, nên đây là một ca khá khó khăn. Sử dụng trâm Wave-one, chúng tôi đả đạt được kết quả điều trị tốt

4/ Chữa tủy răng cửa hàm dưới


Đây là những răng cửa dưới có vị trí lệch ngoài, chỉ định lấy tủy để làm răng sứ thẩm mỹ. Ca này được điều trị bằng trâm Hyflex

Tât cả các trường hợp trên được điều trị , hoàn tất chỉ trong một lần hẹn và không gây đau.
Có thể nói, việc sử dụng trâm xoay Ni-Ti đã giúp chúng tôi rút ngắn thời gian điều trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả của điều trị tủy răng, mang lại sự hài lòng và tin tưởng cho bệnh nhân.


Như vậy một ca chữa tủy khó khi răng có một hoặc vài đặc điểm bất lợi, độ khó càng gia tăng khi càng có nhiều yếu tố bất lợi. Trong những trường hợp khó, việc điều trị bằng trâm tay K file càng mất nhiều thời gian và khó thành công hơn do khó đi hết chiều dài ống tủy, khó lấy sạch tủy và khó trám kín ống tủy

Viêm tủy răng có mủ phải làm sao?

Nguyên nhân của tình trạng này là do mảng bám. cao răng tích tụ vi khuẩn làm viêm nướu, bản thân tủy răng bị viêm cũng có nhiều vi khuẩn nên gây ra viêm chóp từ bên trong.


>>cách làm răng đỡ hô

>>cách làm răng bớt vổ

1/ Về bệnh viêm tủy răng có mủ

Viêm tủy răng là tình trạng biến chứng tăng nặng của bệnh lý sâu răng. Viêm tủy răng có mủ là biểu hiện cho thấy tình trạng bệnh lý này đã khá nghiêm trọng. Khi đó, bạn sẽ thấy nướu sưng phồng, đỏ, có mủ chảy ở chân răng đồng thời là cảm giác đau nhức khá khó chịu.

Nếu tình trạng viêm tủy răng có mủ kéo dài trước hết sẽ gây đau nhức cho bạn, ảnh hưởng xấu đến chức năng ăn nhai. Lâu dài, chiếc răng này có thể bị hỏng hoàn toàn. Đó là chưa kể đến những biến chứng nguy hiểm như viêm cuống apxe…

Do đó, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng đặc biệt và nên tính đến việc điều trị càng sớm càng tốt. Và tốt nhất là nên đến các trung tâm nha khoa lớn, uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất.





2/ Viêm tủy răng có mủ phải làm sao?

Trong trường hợp chưa thể đi thăm khám thì viêm tủy răng có mủ có thể sử dụng một số loại thuốc như sau:

Lysozyme: có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm trong các bệnh viêm nha chu do vi khuẩn gây ra như viêm chân răng.

Carbazochrome: Phòng ngừa và giảm tính mỏng manh của thành mạch, có lợi ích gia tăng sự đàn hồi, ngăn chặn hiện tượng tụt lợi.

Tetracyclin, Pennicilline, Docyxyline, Amoxicyline, Metronidazol…là các loại kháng sinh uống hoặc tiêm để chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm sưng đau cơ bản.

Trên đây đều là những thuốc có tính kháng viêm nên có thể sử dụng để giảm và ngăn các triệu chứng viêm nặng.

Nhưng về bản chất, thuốc không thể chữa trị tình trạng viêm tủy răng có mủ được mà cần phải điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa. Trước hết cần lấy sạch tủy viêm, làm sạch răng mới có thể và chữa khỏi viêm nướu mới khỏi bệnh hoàn toàn.

Về vấn đề có chữa trị viêm tủy răng có mủ triệt để không và có phải nhổ răng không còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của bạn như thế nào. Nếu viêm chưa quá nghiêm trọng thì khả năng sẽ chữa khỏi được và không phải nhổ bỏ răng. Do đó, mấu chốt là bạn phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Tại Nha khoa, việc điều trị viêm chân răng có mủ được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng chục năm kinh nghiệm. Cùng với đó, công nghệ điều trị tủy tiên tiến nhất Recipproc® Blue cho phép việc điều trị trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết.

LẤY TỦY RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG

LẤY TỦY RĂNG CÓ ĐAU KHÔNG

Bạn đang thắc mắc việc lấy tủy răng là như thế nào? Liệu việc lấy tủy răng có đau không? Bạn phân vân không biết trung tâm Nha Khoa nào uy tín để thực hiện việc lấy tủy răng? Cùng xem qua bài viết này để cùng tìm hiểu xem lấy tủy răng có đau không nhé

Lấy tủy răng có đau không?

Những điều bạn cần biết về tủy răng

Mỗi năm, có hàng triệu chiếc răng được cứu sống nhờ phương pháp lấy tủy răng. Tìm hiểu cách hỗ trợ điều trị nội nha lấy tủy có thể giúp bạn hiểu được lý do vì sao chiếc răng của bạn được cứu chữa và nụ cười của bạn cũng được bảo toàn tươi tắn. Bên trong răng, dưới lớp men răng trắng và lớp cứng gọi là ngà răng thì có một lớp mô mềm chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết giúp phát triển chân răng. Khi một chiếc răng phát triển đầy đủ thì nó có thể tồn tại mà không cần đến lớp mô mềm này vì đã được tiếp tục nuôi dưỡng bằng các mô xung quanh nó. Mô mềm này chính là tủy răng.

Cấu tạo răng bao gồm tủy răng ở trong cùng

Khi tủy răng bị viêm nhiễm thì hỗ trợ điều trị nội nha lấy tủy là cần thiết. Sự viêm nhiễm này có thể bắt nguồn từ việc răng bị sâu nặng không được hỗ trợ điều trị kịp thời, thân răng bị nứt bên ngoài hoặc bên trong. Những tác hại này đôi khi không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng cần phải chữa trị vì có thể dẫn đến đau đớn nghiêm trọng, áp xe ổ xương răng, chết tủy, nhiễm trùng máu…rất nguy hiểm.
Lấy tủy răng có đau không?

Hỗ trợ điều trị tủy răng đối với nha khoa hiện đại không hề đau. Trong thực tế, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy bệnh nhân đã có kinh nghiệm điều hỗ trợ trị tủy tới 6 lần đã mô tả thủ tục nha khoa này không gây đau đớn.

Lấy tủy răng đã bị viêm nhiễm là cần thiết để bảo vệ răng khỏi hư tổn

So với những cơn đau do nhiễm trùng ống tủy gây ra thì việc lấy tủy răng có đau không thực sự không còn quan trọng nữa. Hơn thế, thuốc gây tê cục bộ sử dụng trong quá trình lấy tủy răng sẽ khiến cho bạn mất cảm giác, vùng miệng chỉ còn thấy tê cứng. Nếu bạn quá sợ hãi do tâm lý thì các bác sỹ có thể sẽ kê thuốc an thần nhẹ để bạn yên tâm hơn.

Sau khi lấy tủy răng có đau không? Câu trả lời là vì phần tủy hỏng đã được lấy đi nên răng của bạn không còn phải chịu đựng sự đau đớn kéo dài nữa. Răng không còn nhạy cảm với thức ăn hoặc đồ uống nóng lạnh. Một số trường hợp khu vực xung quanh răng hỗ trợ điều trị nhạy cảm sau vài ngày có thể được kê toa giảm viêm và không đáng lo ngại.

Lấy tủy răng hiện đại không gây đau đớn nhiều

Có thể bạn quan tâm: Trám răng cửa bị sâu

Hiện nay, bạn có thể thực hiện dịch vụ lấy tủy răng ở bất cứ phòng khám hay trung tâm nha khoa nào. Nhưng đến một cơ sở uy tín có trang thiết bị hiện đại và bác sỹ chuyên môn cao vẫn phải là ưu tiên trước. Nha khoa Paris có thể đáp ứng nhu cầu của bạn và đảm bảo nội nha lấy tủy diễn ra an toàn, chính xác. Các nha sỹ giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản tại Pháp và Mỹ sẽ có thao tác chính xác, nhanh chóng, hạn chế đau nhức một cách tối đa. Các dụng cụ hỗ trợ điều trị tủy cũng được tiến hành vô trùng 100% nên đảm bảo an toàn cho ca rút tủy.

Với kỹ thuật hiện đại, cơn đau lấy tủy răng sẽ được kiểm soát tối đa, do đó, bạn không nên quá sợ hãi. Tủy răng sẽ được lấy sạch mà không gây cho bạn quá nhiều cảm giác khó chịu và đau đớn như lo ngại. Hệ thần kinh răng cũng sẽ không bị bất cứ ảnh hưởng nào nghiêm trọng. Cảm giác thoải mái của răng sẽ trở lại sớm với bạn sau khi lấy tủy.

Mọi thắc mắc, và nhu cầu về thẩm mỹ nha khoa, xin đừng ngần ngại, hãy liên lạc ngay với chúng thôi với số hotline 19006899 để được các nha sĩ tư vấn trực tiếp. Nha Khoa Kim rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Viêm tủy răng là gì?

Bệnh lý tủy thông thường là biến chứng của sâu răng, nhưng chưa có một số liệu chính xác nào nói đến tỷ lệ bệnh tủy và bệnh vùng quanh chóp.



Tủy răng được cấu tạo bởi khối mô liên kết non giàu mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng nằm trong hốc tủy được bao bọc xung quanh bởi lớp mô cứng của răng đó là ngà (ngoại trừ lỗ chóp chân răng). Đặc điểm của mạch máu tủy răng là mạch máu tận cùng, vào ra hốc tủy bởi lỗ chóp chân răng, nên khi tủy bị viêm tủy răng thì dễ bị xung huyết đè nén gây đau nhức và dễ bị hoại tử.



Bệnh căn của bệnh viêm tủy răng

Nguyên nhân gây bệnh viêm tủy răng Có thể chia làm 3 nhóm
Do vi khuẩn: vi khuẩn và sản phẩm của vi khuẩn đi vào tủy qua ống ngà (sâu ngà) hoặc qua lỗ chóp chân răng (bệnh nha chu)
Nguyên nhân tự tạo: đó là do những lỗi về điều trị và kỹ thuật
Do chấn thương: chấn thương nhẹ liên tục và chấn thương mạnh gây gãy răng.

Đường xâm nhập vào tủy Có thể theo 3 đường
Xâm nhập trực tiếp qua ống ngà như trong sâu răng hay hóa chất đặt lên ngà
Sự khu trú của vi khuẩn ở trong máu đi đến tủy răng
Viêm tủy ngược dòng do viêm nha

Chẩn đoán

Xác định

Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Phân biệt
Viêm quanh chóp cấp (răng trồi và lung lay gõ dọc đau dữ dội) khác với viêm tủy cấp(răng bình thường gõ ngang đau)
Sâu ngà (khoan răng có cảm giác ê buốt), viêm quanh chóp mãn (trên phim có một vùng thấu quang ở chóp chân răng) khác với hoại tử tủy (chóp chân răng bình thường, khoan răng không có cảm giác ê buốt).



Điều trị viêm tủy răng
Viêm tủy có khả năng hồi phục

Phải loại bỏ các nguyên nhân sau: Có lỗ sâu lớn hay miếng trám Amalgam quá sâu gây đau, cần nạo hết phần sâu hoặc lấy hết Amalgam đã trám. Sau đó trám tạm bằng Zinc Oxide Eugenol hoặc che tủy với Ca(OH)2 và trám tạm bằng Zinc Oxide Eugenol trong nhiều tuần có thể làm giảm đau cho bệnh nhân. Sau nhiều tuần hết đau, răng có thể được trám vĩnh viễn.

Hiện nay theo cách điều trị mới, nếu đúng là viêm tủy có khả năng phục hồi ta có thể trám luôn bằng Glass ionomer cement ở lớp dưới và lớp trên là Composite hoặc Amalgam.

Viêm tủy không có khả năng hồi phục

Lấy tủy tòan phần: có thể gây tê lấy tủy hay đặt thuốc diệt tủy
Hoại tử tủy: lấy tủy toàn phần

Tiến triển
Viêm tủy có khả năng hồi phục

Nếu chẩn đoán đúng và tủy được bảo vệ, tủy có thể trở về trạng thái bình thường, ngược lại nếu

tủy không được bảo vệ thì triệu chứng có thể dai dẳng hoặc dẫn đến viêm tủy không có khả năng hồi phục.

Viêm tủy không có khả năng hồi phục Nếu không điều trị tủy sẽ bị hoại tử.
Hoại tử tủy

Nếu không điều trị vi khuẩn, độc tố và sản phẩm phân hủy Protein của tủy có thể đi ra khỏi chóp gây ra bệnh vùng quanh chóp.

Nhiễm trùng răng nguy hại đến tủy như thế nào?

Vậy nguyên nhân và triệu chứng của răng bị nhiễm trùng? Nguyên nhân chính là sâu răng tiến triển mở rộng đến tuỷ răng, nơi chứa hệ thống mạch máu và các dây thần kinh. Khi lỗ sâu thông đến tuỷ răng, tuỷ răng sẽ bị nhiễm khuẩn và nhanh chóng bị hoại tử thậm chí có thể thối rửa.

Tủy răng là một dạng mô liên kết đặc biệt gồm nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tủy răng nằm ở trong răng, được bao phủ bởi lớp ngà và men răng. Mục đích của việc chửa tủy răng nhiễm trùng là lấy sạch phần tủy bị viêm ra khỏi hệ thống ống tủy. Sau đó sẽ hàn và tiến hành trám đầy ống tủy bằng nhựa chuyên dụng Gutta-pecha để bảo tồn răng.

Khi đã lấy tủy xong nha sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên bọc một chiếc răng sứ phía ngoài để thực hiện chức năng ăn nhai mà không còn triệu chứng đau nhức hay khó chịu nữa.

Sự nhiễm khuẩn có thể lan từ buồng tuỷ theo ống tuỷ đến chân răng rồi đến vùng xương ở phía chóp chân răng và hình thành một vùng nhiễm trùng gọi là ổ abcess ( apxe ). Mủ từ vùng abcess giai đoạn đầu cư ngụ trong abcess, giai đoạn sau mủ trở nên nhiều hơn nên sẽ phá vỡ vỏ abcess, tạo một đường dẫn thông mủ ra phía ngoài như môi, má, cổ răng hoặc phía lưỡi. Sau đó ở phía chóp chân răng sẽ làm chết tủy răng hoặc bệnh lý chóp chân răng như: U hạt hoặc nang chân răng. Sau một thời gian răng chết tủy thì răng sẽ bắt đầu chuyển màu, thường là máu tối hơn các răng bên cạnh. Khi răng nhiễm trùng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nên nhưng hậu quả như đau nhức, ê buốt, hơi thở có mùi miệng hôi, apxe lan rộng sang các răng kế cận thậm chí chúng có thể phá hủy các cấu trúc quanh chân răng. Còn có những trường hợp nặng thì phải rạch abcess để tháo mũ, thậm chí phải nhổ bỏ răng.

Quy trình chửa tủy răng nhiễm trùng như thế nào?
Trước tiên bạn nên biết, chửa tủy là một quá trình đòi hỏi bác sỹ phải có chuyên môn, sự tỉ mỉ và phải trải qua nhiều công đoạn để mang lại kết quả tốt nhất. Răng một khi đã nhiễm trùng thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn những trường hợp lấy tủy khác. Bạn phải đến nha khoa nhiều lần và tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng răng của bạn nữa

– Trước tiên bác sỹ sẽ khám khám tổng quát răng miệng và chụp xquang răng nhiễm trùng. Nhằm đánh giá chính xác tình trạng nhiễm trùng và mức độ tổn thương cũng như độ khó khi lấy tủy. Dựa vào đó mà bệnh nhân có thể biết được thời gian điều trị, chi phí cũng như mức độ nặng nhẹ của răng.

– Gây tê, ngoại trừ những trường hợp răng chết tủy không còn cảm giác thì sẽ không gây tê.

– Nha sỹ sẽ sử dụng mũi khoan để mở đường vào ống tủy.

– Tiến hành làm sạch ống tủy bằng dụng cụ chuyên dụng như trâm tay hoặc máy, kết hợp bơm rửa nhiều lần cùng máy đo chiều dài ống tủy giúp nha sỹ chẩn đoán chính xác chiều dài ống tủy hơn.

– Với những trường hợp hẹn nhiều lần thì nha sỹ sẽ đặt thuốc kết hợp miếng trám tạm nhằm không cho thức ăn không chui vào ống tủy.

– Sau khi làm sạch, bước cuối cùng của lấy tủy là “trám bít ống tủy” bằng một loại nhựa Gutta- percha ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Sau khi trám xong nha sỹ sẽ chụp một phim Xquang để kiểm tra việc chửa tủy tốt hay chưa.

– Bước cuối cùng nha sỹ sẽ khuyên bạn mọc một mão răng bên ngoài để an toàn ở việc ăn nhai tốt hơn, thẩm mỹ hơn nhưng đặc biệt nhằm bảo vệ chân răng đã lấy tủy, vì lúc này răng trở nên dòn và dễ gãy vỡ. Tùy vào phần thân răng vỡ nhiều hay ít mà nha sỹ sẽ chỉ định đặt một chốt răng nhằm gia cố trước khi bọc mão răng phía ngoài.

Mong với những chia sẽ trên quý bệnh nhân có thể tự bảo vệ hàm ngọc của mình một cách tốt nhất. Cần phát hiện và điều trị kịp thời khi bị sâu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác. Nên định kỳ 6 tháng đến nha sỹ kiểm tra tránh để xảy ra tình trạng như nêu trên.

Được tạo bởi Blogger.