Hiển thị các bài đăng có nhãn hàn răng thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Tại sao phải nhổ răng sữa cho trẻ

Chào bác sĩ! Bác sỹ tư vấn giúp em là có nên hàn răng cho bé 3 tuổi không vậy ạ? Cháu mới tròn 3 tuổi, là bé gái, hơi nhát và chưa đi nha sỹ bao giờ nên em hơi lo lắng. Nhưng răng của cháu sâu nặng rồi, khiến cháu quấy khóc nhiều hơn. Cho nên, em muốn cho cháu đi hàn răng không biết có nên không. Mong bác sỹ cho mẹ con em lời khuyên với ạ! (Đỗ Quỳnh Mai – Nghệ An).

TRẢ LỜI:
Thân chào bạn!

Rất cảm ơn bạn Quỳnh Mai đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi hay không?” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

hàn răng cho bé


Chăm sóc và điều trị răng miệng là chỉ định được khuyến khích với tất cả mọi đối tượng và lứa tuổi. Trong đó, có hàn răng là kỹ thuật phổ biến và được áp dụng trong khá nhiều trường hợp. Tuy nhiên, do trẻ em là đối tượng nhạy cảm, sức khỏe còn yếu nên phân vân trong việc hàn trám cũng là dễ hiểu và cần thiết.

1. Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi không?

Bé 3 tuổi là đang trong thời kỳ răng sữa, nếu lộ trình mọc răng của con bạn đúng chuẩn thì đã có đủ số răng sữa. Từ giờ cho đến khi răng sữa được thay cũng phải mất khoảng ít nhất là 3 – 4 năm, những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mới thay thế cho răng sữa. Có nghĩa là con bạn sẽ cần đến những chiếc răng sữa trong ít nhất là từng ấy thời gian. Cho nên, trong thời điểm hiện tại, bảo tồn cho những chiếc răng sữa cho bé là cần thiết.

Hàn răng cho bé

Không những thế, nếu không điều trị chiếc răng sữa bị sâu, răng sẽ rụng sớm khi chưa đến lịch thay răng. Điều này sẽ gây xáo trộn và bất thường trong sự mọc răng vĩnh viễn về sau, dẫn đến sai lệch cả hàm răng cho bé do mầm răng vĩnh viễn không được răng sữa định hướng. Đó là chưa kể đến việc, mất răng sữa sớm còn có thể ảnh hưởng đến sự phát âm của bé, gây ngọng và chậm nói, nói không chuẩn.

Bởi vậy, có nên hàn răng cho bé 3 tuổi nếu răng bé bị sâu thì nên điều trị và hàn trám lại để bảo tồn và giúp bé ăn uống tốt hơn. Khi chiếc răng sâu nặng, bé không chỉ ăn nhai khó khăn hơn mà còn bị đau nhức rất khó chịu. Những triệu chứng quấy khóc mà bạn mô tả cũng cho thấy bé đang cảm thấy khó chịu thế nào. Cho nên, điều trị và hàn trám là cần thiết cho bé lúc này.

Về độ tuổi hàn răng thì bạn có thể yên tâm, vì theo lời khuyên của các bác sỹ nha khoa, trẻ từ lúc bắt đầu mọc răng đã có thể cho đi nha sỹ được. Những thao tác chăm sóc răng miệng vào thời kỳ này rất quan trọng và cũng khá nhẹ nhàng, không khiến cho bé đau và lo sợ.

Tại sao phải nhổ răng sữa cho trê

Riêng hàn trám răng, khi thực hiện, bác sỹ sẽ rất nhẹ nhàng và có biện pháp tâm lý phù hợp sao cho bé thấy thoải mái nhất. Nếu răng bé bị sâu, bác sỹ sẽ cho hỗ trợ làm tê dịu cảm giác, nên bé hoàn toàn không thấy đau đớn. Cho nên, Quỳnh Mai yên tâm về vấn đề có nên hàn răng cho bé 3 tuổi không nhé! Nếu bạn nhận thấy bé đã bị sâu nặng thì không nên chần chừ, nên cho bé điều trị sớm để bảo tồn phần mô răng sữa chưa bị sâu và để tránh ảnh hưởng đến các răng khác còn khỏe mạnh.

2. Có nên hàn răng cho bé 3 tuổi – Bé sẽ được hàn răng như thế nào?

Khi điều trị tại Nha khoa Kim, bác sỹ giỏi và chuyên nha khoa nhi sẽ trực tiếp điều trị cho bé. Trước hết chiếc răng sâu sẽ được xử lý, lấy hết đi phần mô răng bị sâu. Sau đó, răng được sửa soạn và hàn trám lại.

Trường hợp mô răng sâu ít thì chỉ cần hàn răng sau nạo mô răng sâu. Nhưng nếu mô răng sâu nhiều thì có thể phải áp dụng cách bọc răng cho bé để đảm bảo bé ăn nhai tốt nhất và thấy thoải mái sau khi điều trị.

Nếu cho bé đi hàn răng chữa răng sâu sớm, có thể mất thời gian chút ít và bé hơi khó chịu nhưng sẽ qua nhanh. Để được tư vấn thêm về việc có nên hàn răng cho bé 3 tuổi, bạn vui lòng liên hệ tới Nha Khoa theo số Hotline 19006899, các chuyên viên cao cấp sẽ hướng dẫn bạn tỉ mỉ cách đặt lịch thăm khám và điều trị tốt nhất nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm đến dịch vụ, chúc bạn điều trị thành công.

Hàn răng sâu lúc nào là thích hợp nhất

Xin chào bác sỹ! Tôi có một chiếc răng đầu tuần khi đi lấy cao răng thì bác sỹ nói là răng chớm sâu. Không biết với trường hợp này tôi có nên hàn răng không hay điều trị bằng cách nào khác? Mong bác sỹ tư vấn giúp! (Mạnh Hùng – Nam Định)

Trả lời :
Chào bạn Mạnh Hùng!

Chúng tôi rất cảm ơn vì bạn đã tin tưởng vào nha khoa KIM và sẽ trả lời bạn thật đầy đủ về vấn đề: Răng chớm sâu có nên hàn răng không?

có nên đi hàn răng

Hiện nay, để phát hiện ra sâu răng, ngoài các bài kiểm tra trực quan và chụp X-quang thì một số cơ sở nha khoa đang sử dụng công nghệ mới hơn. Các thiết bị nha khoa chuyên dụng này có thể phát hiện ra sâu răng trong giai đoạn mới khởi đầu, khi men răng bị tấn công trước khi biến thành một khoang rỗng.

Có nên hàn răng không

Khi được chẩn đoán là chớm sâu răng, có nên hàn răng không? Câu trả lời có hay không còn phụ thuộc vào mức độ răng sâu hiện tại như thế nào và cách thức chăm sóc vệ sinh răng miệng của bạn ra sao. Sâu răng là một căn bệnh tiến triển chậm – phó giáo sư nha khoa lâm sàng tại ĐH Columbia, ngài David A. Albert phát biểu. ” Khoảng thời gian từ đầu đến cuối cho một tổn thương sâu răng mới lan đến trung tâm răng nơi tập trung các dây thần kinh, mạch máu và ống tủy mất khoảng 5 năm”. Vì vậy, sâu răng sớm không có nghĩa là ngay lập tức nên đi hàn răng nếu chưa nhìn thấy lỗ răng sâu.

Khi nào hàn răng

Trong thực tế, quá trình sâu răng có thể được đảo ngược. Một chiếc răng bắt đầu phân rã vì vi khuẩn kết hợp với mảng bám răng giải phóng axit trong miệng phá vỡ men răng. Trị liệu với fluoride, thay đổi chế độ ăn uống và tập thói quen vệ sinh răng miệng tốt hơn có thể đảo ngược quá trình này bằng cách bù khoáng cho răng, làm men răng khỏe mạnh hơn. Đối với một số trường hợp, trám răng lại là phương pháp điều trị cấp thiết. Đó là khi răng bạn đã bị sâu ăn thành khoang rõ ràng và gây đau đớn.

Việc phát hiện răng chớm sâu nên được điều trị kịp thời bằng bước đầu tiên là làm sạch khoang miệng, lấy sạch cao răng và bắt đầu bù khoáng chất cho răng. Điều trị với fluoride và hẹn lịch tái khám để xem xét tình hình sẽ tốt hơn. Bởi vì việc hàn trám răng khi chưa có lỗ sâu sẽ gây ra những biến chứng điều trị nhất định trên răng nên cần xác định rõ trường hợp cụ thể ra sao để quyết định phác đồ.

Một khi răng được hàn trám mà chưa có lỗ sâu sẽ rất dễ xảy ra tình huống phần trám không có mặt bám vững chắc dễ bị nứt, vỡ hoặc rơi ra ngoài. Không gian còn lại giữa miếng trám và răng có thể trở thành ổ vi khuẩn cho răng sâu nặng hơn, đôi khi dẫn đến cần phải nội nha điều trị tủy thậm chí phải mất răng.

Bởi vậy, nếu bạn chưa yên tâm về kết quả thăm khám của mình, bạn có thể vui lòng liên hệ tới nha khoa KIM thông qua hotline hoặc điền đầy đủ vào form đăng ký bên dưới. Nha khoa KIM sẽ sắp xếp lịch hẹn khám và tư vấn miễn phí giúp bạn có nên hàn răng không. Việc thăm khám trực tiếp này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng hiện tại và phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Có nên nhổ răng sữa cho trẻ ?

Thông thường, khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong một số trường hợp răng sữa bị sâu nặng hoặc viêm nha chu thì quy trình nhổ răng sữa đúng cách cũng cần được thực hiện để không ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.


Khi nào nên nhổ răng sữa

Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ
Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ

Răng sữa chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định vào sau đó sẽ tự rụng và răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên. Quá trình thay răng này sẽ diễn ra song song với nhau. Thứ tự thay răng thường sẽ tương tự như lúc bé mọc răng, chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 12 hay 13 tuổi.


Quy trình nhổ răng sữa như thế nào là đúng cách?


Quy trình nhổ răng sữa như thế nào là đúng cách
Quy trình nhổ răng sữa như thế nào là đúng cách

Thông thường, khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế răng sữa sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong một số trường hợp răng sữa bị sâu nặng hoặc viêm nha chu thì việc nhổ răng sữa đúng cách cũng cần được thực hiện để không ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

Các bậc cha mẹ nên lưu ý tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ răng sữa cho bé bởi đây là cách dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng và nếu tay không vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ vi khuẩn từ tay dễ xâm nhập vào vết thương là rất cao dẫn tới tình trạng viêm nhiễm về sau.


Nên nhổ răng theo phương pháp nào?


Các phương pháp nhổ răng truyền thống thường sử dụng dụng cụ kìm và nạy nha khoa để nhổ toàn bộ răng ra khỏi xương hàm ngay một lúc nên quá trình nhổ răng sữa sẽ gây chảy máu và đau nhức nhiều cho bé. Tuy nhiên, hiện nay, với sự ra đời của máy siêu âm Piezotome, quy trình nhổ răng sữa được thực hiện hoàn toàn khác. Đầu máy nhẹ nhàng đi quanh cổ răng, các mũi siêu âm sắc bén chuyển động linh hoạt với tần số chọn lọc từ 28-36 Khz sẽ tác động trực tiếp làm đứt các dây chằng nha chu hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm. Thời gian cần thiết để các mũi siêu âm phân tách răng là rất ngắn chỉ khoảng vài phút nên thao tác nhổ răng ra khỏi khoang miệng sau đó rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Chính bởi ít tác động đến nướu và xương ổ răng như cách nhổ răng truyền thống mà phương pháp này sẽ giúp liền thương một cách nhanh chóng và hạn chế được tình trạng viêm nhiễm tối đa.

Quy trình nhổ răng sữa đúng cách


+ Thăm khám và làm sạch khoang miệng

Trước khi nhổ răng sữa, bác sỹ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng chiếc răng sữa cần nhổ và mô nướu bên ngoài của bé. Chụp phim X-quang sẽ được tiến hành sau đó để xác định chính xác độ dài của răng, hình dạng của răng và có xâm lấn đến ống dây thần kinh hay không. Từ đó, nha sỹ sẽ đánh giá mức độ khó dễ của quy trình nhổ răng để đảm bảo an toàn cao nhất.

Khi chụp X-quang được hoàn thành và xác định rõ được vị trí của răng thì nha sỹ sẽ tiến hành làm sạch khoang miệng cho bé. Khi vực xung quanh răng sữa cần nhổ được làm sạch và vô trùng tốt thì sẽ giúp loại bỏ khả năng nhiễm trùng nướu và ổ răng sau khi răng được nhổ. Bé sẽ được các nha sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước súc miệng chứa folrua để làm sạch các vi khuẩn ẩn bên trong kẽ răng, nhằm tránh trường hợp viêm nhiễm khi nhổ răng.

+ Gây tê cục bộ

Sau khi đã hội chẩn, phân tích và chắc chắn trẻ không mắc một số bệnh lý đặc biệt, bé sẽ được gây tê tại chỗ. Thông thường, bé chỉ cần gây tê cục bộ khi nhổ răng mà không cần tiến hành gây mê.

Sau khi nhổ răng cần vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé

+ Tiến hành nhổ răng

Bác sỹ sử dùng đầu máy siêu âm để di chuyển xung quanh răng cần nhổ sao cho chỗ chân răng dần tách ra khỏi nướu và hệ thống dây chằng. Dụng cụ chuyên khoa sẽ dùng để lung lay và lấy răng ra một cách nhẹ nhàng. Bé nên cắn chặt miếng bông gòn trong vòng 30 phút đầu tiên. Sau khi nhả gòn, máu có thể rỉ thêm trong vài giờ nữa. Hãy thay gòn khác cho bé cho đến khi máu ngưng chảy hẳn.

Thuốc gây tê sẽ hết tác dụng nên tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có cảm giác đau và ê buốt trong khoảng 1, 2 ngày đầu, do đó nha sỹ có kê toa thuốc giảm đau cho bé.
Với công nghệ nhổ răng kiểu mới và quy trình nhổ răng sữa theo đúng tiêu chuẩn Hoa Kỳ, bé sẽ không cảm thấy ê buốt quá nhiều và giúp hỗ trợ cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này được dễ dàng hơn.

Mọi băn khoăn quy trình nhổ răng sữa cho trẻ thì bạn có thể liên hệ trực tiếp nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp nhé!

Khi nào phải hàn răng? Hàn răng có hại gì không?

Một trong những chỉ định nha khoa phổ biến trong các trường hợp răng bị chấn thương, răng sâu hay xỉn màu chính là hàn trám răng. Vậy  khi nào phải hàn răng? Hàn răng được chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau và tùy tình trạng răng mà của bạn bác sĩ sẽ có những lời khuyên về phương pháp điều trị cụ thể nhất.
lam rang tham my
Sâu răng nên đi hàn răng
Sâu răng là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh nha khoa do acid hình thành dưới tác động của vi khuẩn và tinh bột đọng trên bề mặt răng và tấn công, phá hủy các mô răng lành, tạo nên các vết sâu trên thân răng hoặc mặt nhai. Sâu răng một khi không được điều trị triệt để thì vết sâu có thể tấn công vào tủy gây viêm tủy cấp, thậm chí áp xe ổ xương răng khá nguy hiểm.
Khi nào thì nên hàn răng? – Sâu răng thường được chỉ định hàn trám
Khi sâu răng, các bác sĩ thường chỉ định hàn răng tức là dùng vật liệu nha khoa là composite hoặc amalgam hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng. Tuy nhiên, hàn răng chỉ có ý nghĩa ngăn các tác nhân tác động vào chỗ răng sâu mà không thể điều trị sâu răng triệt để. Sau khi trám, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa tình trạng răng sâu tái phát cũng như hạn chế các thức ăn quá cứng hoặc dai có thể làm bong bật vết trám.
Hàn răng khi bị chấn thương răng
Có rất nhiều trường hợp khiến răng bị chấn thương vỡ, mẻ và hàn răng được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng. Tuy nhiên, hàn trám răng thường chỉ được áp dụng đối với những trường hợp răng bị mẻ, vỡ ở mức độ nhỏ bởi bản thân chất liệu trám thường không có độ bền chắc như khi bọc răng sứ, sau một thời gian khi chịu tác động của lực nhai cũng như kích thích của nhiệt độ có thể bị bong tróc và xỉn màu.
Khi nào thì nên hàn răng – Hàn răng là cách phục hình răng hiệu quả
Ngoài ra, hàn răng cũng được coi là một cứu cánh khi bạn bị mòn răng. Nguyên nhân mòn răng thường do chăm sóc răng miệng không đúng cách như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó, người ta có thể hàn bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng bên trong, làm giảm cảm giác ê buốt cho người bệnh.
Hàn răng khi răng bị xỉn màu
Khi răng trở nên xỉn màu do thuốc kháng sinh hay do bẩm sinh mà các phương pháp tẩy trắng thông thường không đạt được hiệu quả tối ưu thì hàn trám răng được coi là một trong những phương pháp mang lại hàm răng sáng bóng trong một thời gian ngắn khi chất liệu composite được trám phủ trên bề mặt của răng. Tuy nhiên, khi xác định hàn trám răng có nghĩa là bạn cần hết sức chú ý trong ăn nhai, tránh những thức ăn dai và cứng có thể tác động đến vết trám. Sau khoảng một thời gian, khi vết trám có dấu hiệu bong tróc, xỉn màu hoặc miệng có mùi hôi thì tốt nhất bạn nên đến gặp nha sỹ để kiểm tra và thực hiện hàn trám lại.
Khi nào thì nên hàn răng – Răng xỉn màu trắng sáng nhờ hàn răng
Chính bởi hạn chế cơ bản về độ bám dính khi hàn răng mà việc lựa chọn một công nghệ trám hiện đại cùng bác sỹ có chuyên môn giỏi sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hàn trám.
Công nghệ Laser Tech hiện được coi là công nghệ hàn trám răng tiên tiến nhất Hoa Kỳ hiện nay đã được Nha khoa KIM áp dụng nhằm phục hình răng cho khách hàng. Khắc phục những nhược điểm của các công nghệ cũ, Laser Tech mang đến sự tương thích tốt nhất giữa chất liệu và bề mặt trám, giúp cho vết trám có độ bền chắc và không dễ bị bong tróc trong khi ăn nhai. Trám răng Laser Tech có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như cách bọc răng sứ, không làm răng thay đổi về cấu trúc, xương hàm vì thế cũng không bị bất cứ tác động nào, không gây nên cảm giác ê buốt cho bệnh nhân.
Với công nghệ hàn răng hiện đại của Nha khoa KIM, bạn hoàn toàn có thể tự tin với nụ cười tỏa sáng.
Được tạo bởi Blogger.