Hiển thị các bài đăng có nhãn nhổ răng sâu. Hiển thị tất cả bài đăng

Có nên nhổ răng sâu trẻ hay không

Trẻ bước vào giai đoạn thay răng sữa là thời kỳ đánh dấu sự phát triển của các bé. Nhiều bé rất tự hào và có suy nghĩ thay răng là đã trở thành người lớn. Cho nên đôi khi bị mọi người trêu vì khủa răng các bé bề ngoài thì có vẻ xấu hổ những thật ra trong suy nghĩ bé đang rất vui vì suy nghĩ mình đã trải qua giai đoạn trẻ con.

Nhổ răng cho bé ở đâu

Khi các bé bước vào giai đoạn thay răng từ răng sữa tới răng cũng là thời kỳ mà các bậc phụ huynh lo lắng nhất. Bởi sợ thời kỳ thay răng của con mình không được suôn sẻ, luôn lo nghĩ việc nhổ răng sữa của con sao cho đúng cách để các răng mọc lên được thằng hàng, đều đẹp. Vì răng sẽ gắn bó với các bé suốt cuộc đời còn lại. Nếu việc răng trưởng thành mọc lên có một chút bất thường nó sẽ ảnh hưởng mạnh tới vẻ thẩm mỹ của hàm răng, khuôn mặt của các bé.

Nhổ răng sữa trẻ em ở đâu

Các bậc phụ huynh đặc biệt là các mẹ luôn trăn trở không biết nên nhổ răng trẻ em ở đâu hoặc nhổ răng trẻ em như thế nào để quá trình mọc răng trưởng thành của con được thuận lợi.

Tại nha khoa KIM, bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ không cần phải lo lắng nhiều tới vấn đề này. Nếu việc răng sữa của các bé lung lay bình thường thì các bậc phụ huynh có thể tự nhổ răng cho bé ở nhà. Còn nếu các mẹ kỹ tính hoặc thấy việc răng sữa của các bé lung lay mà không chịu rụng hay có những dấu hiệu bất thường thì nên đưa các bé tới bệnh viện hoặc tới các nha khoa chuyên về Răng hàm Mặt để được các bác sĩ chuyên khoa giúp bé.

Cách nhổ răng cho trẻ

Tại nha khoa KIM có trang bị các thiết bị hiện đại để giúp quá trình nhổ răng cho bé diễn ra nhanh gọn và nhẹ nhàng hơn. Trước khi tiến hành nhổ răng, các bé được bác sĩ và đội ngũ nhân viên làm công tác tư tường bằng cách nói chuyện thân thiện, gần gũi, tạo cho cá em cảm giác thoải mái, không sợ hãi trước khi tiến hành.

Với tay nghề chuyên môn cao cùng với tính cách cẩn thận, khéo léo của bác sĩ, các thao tác nhổ ăng cho bé sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng trong vòng từ 15 tới 20 phút. Không gây ảnh hưởng gì tới nướu và các mô mềm trong khoang miệng.

 Toàn bộ quá trình diễn ra sẽ an toàn và đặc biệt sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ cho một hàm lượng thuốc cầm máu vừa đủ, tránh được tình trạng chảy máu khi nhổ răng cho trẻ. Các mẹ sẽ không phải lo lắng nhiều về tình trạng thay răng sữa của trẻ đâu nhé.

Nha khoa KIM cam kết mang đến cho bệnh nhân những dịch vụ hiện đại và uy tín.

Những tác hại khi răng sữa bị sâu ở trẻ nhỏ

Chào bác sĩ! Tôi là mẹ của một trẻ trai hơn 3 tuổi, tôi muốn hỏi bác sĩ tư vấn răng hàm mặt rằng có nên hàn răng cho trẻ 3 tuổi không? trẻ nhà tôi có thói quen ăn một chút đồ ngọt trước khi đi ngủ nên hiện tại 2 chiếc răng hàm của trẻ đang bị sâu, mấy chiếc răng cửa cũng sâu nhẹ. Tôi muốn cho trẻ đi hàn lại vì sợ sâu nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới việc mọc răng sau này nhưng lại lo trẻ còn quá nhỏ sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt, mong bác sĩ cho lời khuyên ạ. Cảm ơn bác sĩ. (Thu Thương- Phú Thọ)

Trả lời:

Chào chị Thương!

Cảm ơn chị đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn cùng chúng tôi. Về câu hỏi của chị “có nên trám răng cho trẻ 3 tuổi không” chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Có nên hàn răng cho trẻ 3 tuổi không?

– Răng của trẻ 3 tuổi đang là răng sữa, răng sữa yêu hơn nhiều so với răng vĩnh viễn nên dễ bị tổn thương hơn. Các trẻ còn nhỏ không biết cách chăm sóc răng miệng, thậm chí nhiều trẻ không chịu đánh răng nên việc vệ sinh răng cho trẻ khá khó khăn.

hàn răng cho bé

– Sâu răng hàm hay răng cửa thường gặp rất nhiều ở các trẻ từ 3-10 tuổi, với các trẻ còn quá nhỏ trong độ tuổi lên 3 vấn đề có nên hàn răng cho trẻ 3 tuổi được các bậc phụ huynh rất quan tâm.

Hàn răng cho trẻ

– Răng sữa bị sâu sẽ gây khó khăn trong ăn nhai cho trẻ và thường bị rụng sớm trước kì rụng răng bình thường của răng sữa. Răng sữa rụng sớm tác động tới mô răng vĩnh viễn ở bên dưới vì không còn có răng sữa định hướng chuẩn nữa, sai lệch về hướng mọc là điều không tránh khỏi.

– Các phụ huynh khi phát hiện con bị sâu răng nhẹ nên sớm cho các trẻ đi hàn lại răng để ngăn sự phát triển của vùng răng bị sâu, khôi phục ăn nhai cho trẻ.

Không cần lo lắng có nên hàn răng cho trẻ 3 tuổi vì hàn răng không có ảnh hưởng xấu nào cho trẻ

Niềng răng cho trẻ

– Lo lắng sẽ có ảnh hưởng không tốt nên nhiều người băn khoăn có nên hàn răng cho trẻ 3 tuổi :

  + Kì thực việc hàm răng được các bác sĩ nha khoa dùng những vật liệu nha khoa lành tính, tính chất giống với răng sinh lý bình thường để hàn nên không lo vật liệu gây ảnh hưởng gì cho trẻ nhỏ.

  + Kỹ thuật hàn răng được các bác sĩ tiến hành đúng chuẩn, nếu răng bị sâu quá nhiều, bác sĩ phải nạo nhiều mô răng bị hỏng sâu hơn sẽ hơi đau và cần dùng tới thuốc tê. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại thuốc tê không ảnh hưởng cho trẻ nhỏ nên không cần lo ngịa thuốc tê ảnh hưởng xấu cho trẻ.

  + Hàn răng chỉ là đặt vật liệu trám lên răng bít kín vào tạo hình giống chiếc răng ban đầu, không hề có những tác động xâm lấn mô răng còn lành, hoặc làm ảnh hưởng tới men răng và ngà răng những chiếc răng khác.

  +  Dù việc hàn răng sữa chỉ duy trì được vài năm nhưng cũng giúp cho chiếc răng sữa bị sâu hoàn thành chức năng của mình là định hướng cho việc mọc răng vĩnh viễn và bảo vệ mầm răng vĩnh viễn, thực hiện ăn nhai.

  + Thời gian thực hiện việc hàn răng rất nhanh gọn, chỉ trong khoảng 1 tiếng là bác sĩ đã hoàn thành.

2. Những tác hại khi răng sữa bị sâu ở trẻ nhỏ.

 + trẻ sẽ bị đau gây khó khăn cho ăn uống, nên trẻ thường lười ăn.

 + Sâu răng nặng hơn thì vi khuẩn ăn vào tới tủy răng khiến tủy bị viêm.

 + Ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ khiến trẻ ngại ngùng trong giao tiếp, ảnh hưởng xấu tới tính tự lập và sự hòa đồng của trẻ với môi trường sống.

 + Các trẻ độ tuổi này đang bắt trước và học nói nên việc phát âm đúng chuẩn của trẻ bị ảnh hưởng.

Giải đáp của chuyên gia: "Có nên hàn răng cho trẻ 3 tuổi ?" 2

hàn răng sớm để trẻ không phải chịu những cơn đau răng sâu

Từ những tác hại trên các mẹ nên cho con đi hàn răng lại sớm nếu trẻ bị sâu hay sún răng.

Những thông tin trên hy vọng giúp giải đáp được thắc mắc có nên hàn răng cho trẻ 3 tuổi hay không của bậc phụ huynh có con nhỏ.

Nên quan tâm đúng mức tới vấn đề răng miệng cho trẻ và cả gia đình. Tập cho trẻ những thói quen tốt trong vệ sinh răng miệng giúp bảo vệ sức khỏe, giáo dục tính tự lập, ý thức trách nhiệm rất tốt cho trẻ nhỏ.

Răng sâu nhiều có ảnh hưởng đến thần kinh không?

Dấu hiệu cho thấy răng hàm bị sâu nặng

Không khó khăn để nhận biết răng sâu, với răng hàm, các dấu hiệu càng đơn giản hơn, bằng mắt thường chúng ta hoàn toàn có thể xác định răng hàm có bị sâu hay không.

khắc phục răng bị sâu đen nhiều


Khi sâu răng hàm, bạn thường thấy vết đen bám trên rãnh mặt nhai hoặc trên bề mặt răng bất kỳ làm răng bị sâu đen. Một số triệu chứng khác thường gặp như răng ê đau khi nhai, ăn uống đồ cay, nóng, lạnh. Thậm chí, bạn còn cảm thấy răng hàm bị chối khi chải răng. Thỉnh thoảng răng hàm bị sâu có những cơn đau nhức khó chịu nhưng thường chỉ dữ dội khi tình trạng sâu răng quá nặng.

Răng bị sâu đen nhiều

Trên đây là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài có thể giúp bạn đặt nghi vấn: Răng bị sâu. Tuy nhiên, theo bác sỹ Nha khoa KIM, lúc bạn có thể nhận biết răng sâu bằng các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thì có nghĩa tình trạng răng sâu đã lâu và không còn nhẹ như bạn tưởng.

Chữa sâu răng giá bao nhiêu

Vì sâu răng thường phát triển dưới bề mặt răng, phá hủy men răng bên trong mà bề mặt răng bên ngoài vẫn còn nguyên vẹn. Lượng men răng này mất dần đi cho đến lúc bề mặt răng cũng bị phá vỡ thì khi đó bạn mới nhìn thấy sâu răng bằng mắt thường được. Và trong bất cứ trường hợp nào, nếu đã sâu răng bạn cần phải điều trị sớm.

Các nha sỹ khuyên rằng, tốt nhất bạn nên phòng bệnh sớm, không nên để phát triển thành sâu răng mới có biện pháp tác động. Nhưng nếu đã thấy có dấu hiệu răng sâu nặng thì cần phải ngay lập tức có phương án để xử lý. Vậy răng bị sâu phải làm sao?

Trước hết, bạn phải chú ý đến vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày. Nếu bình thường bạn vẫn chải răng đầy đủ thì hãy chú ý hơn đến cách chải đã đúng hay chưa, đã sử dụng cách nào để lấy hết mảng bám sau ăn chưa. Bạn có thể bổ sung thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng hay các dụng cụ nha khoa làm sạch răng chuyên dùng.

Chú ý bổ sung thêm Fluor bằng việc sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ Fluor thích hợp có trong nước uống, nước súc miệng, kem đánh răng,…Chế độ ăn hàng ngày cũng rất quan trọng, nên hạn chế thức ăn quá nhiều bột, đường, tăng cường rau xanh để hỗ trợ làm sạch mảng bám trong các bữa ăn.

Những lưu ý này tuy không chữa được sâu răng hàm, nhưng có thể hạn chế sự phát triển của răng sâu và ngừa sâu cho các răng còn lại.

Đến nha sỹ chữa sâu răng hàm

Đây là giải pháp duy nhất có thể giúp bạn điều trị khỏi sâu răng hàm hoặc để biết sâu răng hàm có nên nhổ hay không. Chỉ nha sỹ mới kiểm tra cho bạn được tình trạng sâu răng ở mức độ nào, chỉ cần chữa răng sâu hay buộc phải nhổ răng vì sự an toàn của cả khuôn miệng. Tại phòng khám, với các thiết bị nạo sâu răng chuyên dụng và kỹ thuật điều trị của bác sỹ răng sâu sẽ được chữa khỏi và hàn trám nhằm duy trì răng thật với chức năng ăn nhai tốt nhất.

Thông thường, sau khi nạo sạch vết sâu, nha sỹ sẽ tiến hành hàn răng hoặc bọc răng sứ để phục hình cho răng cũng như ngăn ngừa những tác động bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn lên răng đang bị bệnh.

Hàn trám răng tuy thao tác đơn giản và tiết kiệm chi phí nhưng độ bền không cao và đặc biệt đối với vết sâu nặng, thân răng bị vỡ mẻ nhiều thì hàn trám dễ bị bong bật. Khi đó, bọc răng sứ sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho bạn.

Răng hàm là răng ăn nhai quan trọng, mất một răng hàm có thể không làm nụ cười của bạn xấu xí đi, nhưng ăn nhai chắc chắn ảnh hưởng. Bác sỹ KIM còn khuyến cáo, nếu mất răng dù là răng hàm hay răng ở bất cứ vị trí nào thì bạn đều có nguy cơ đối mặt với tình trạng tiêu xương hàm, răng xô lệch về lâu dài.

Những điều lưu ý bạn cần biết khi nhổ răng cho trẻ

Nếu bạn đang ở Hà Nội và muốn đưa các bé đi khám răng thì nên đặc biệt lưu ý trong việc tim hiểu về phòng khám răng cho trẻ em ở Hà Nội tốt nhất. Cần tìm được địa chỉ phòng khám tốt nhất để bé được chăm sóc răng miệng được đảm bảo.

1. Tại sao cần chọn phòng khám răng cho trẻ em ở Hà Nội tốt nhất?

Trẻ em là đối tượng đặc thù, chăm sóc răng miệng cho bé cũng cần phải thực hiện tại phòng khám răng cho trẻ em ở Hà Nội tốt và uy tín nhất.

 khám răng trẻ em ở đâu tốt

Vấn đề thường gặp nhất ở răng miệng của trẻ em là bệnh lý sâu răng. Đây cũng là vấn đề cần xử lý nhất cho răng miệng trong giai đoạn trẻ còn nhỏ mà không thể chờ đợi. Vậy nên khám răng sâu ở đâu?

Khám răng cho trẻ em ở đâu tốt


Sâu răng ở trẻ thường có thể rất nặng và sâu rất nhiều răng trên toàn hàm, không chỉ sâu răng hàm mà còn sâu nhiều răng cửa. Vấn đề thẩm mỹ có thể chưa quan trọng nhưng về mặt chức năng và cảm giác thì khá nghiêm trọng.

Những lưu ý khi nhổ răng sữa

Bé có thể không ăn uống được tốt hoặc bị đau nhức khó chịu. Để chữa trị cho bé, ngoài yêu cầu triệt để còn cần phải hết sức nhẹ nhàng và tạo cho bé tâm lý thoải mái, không lo lắng, sợ hãi trước các thao tác điều trị khi nằm trên ghế. Để làm được điều này đòi hỏi phải biết phòng khám răng cho bé ở Hà Nội tốt nhất.

2. Nha khoa KIM – phòng khám răng cho trẻ em ở Hà Nội tốt nhât

Thế mạnh đầu tiên giúp Nha khoa KIM trở thành phòng khám răng cho trẻ em ở Hà Nội là ở đội ngũ Bác sỹ. Các bác sỹ đang công tác tại Trung tâm hầu hết đều đã được đào tạo chính quy tại trường Đại học nha khoa hàng đầu tại Pháp. Đồng thời, các bác sỹ cũng đã có nhiều năm tu nghiệp tại Mỹ, Nhật Bản và đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm điều trị thực tế thành công.

Trung tâm đã nhập khẩu hệ thống máy móc thiết bị hiện đại được sản xuất theo dây chuyền công nghệ châu Âu. Nổi bật nhất là hệ thống vi phẫu để chữa răng sâu hiệu quả. Nhờ thế, tính an toàn, hiệu quả trong quá trình điều trị nha khoa cho bé được đảm bảo triệt để.

Đặc biệt, KIM hiện đang là cơ sở duy nhất tại Việt Nam ứng dụng các công nghệ hiện đại vào điều trị Nha khoa. Do đó, khi điều trị tại Trung tâm, bé sẽ luôn cảm thấy khám răng rất nhẹ nhàng thoải mái.

Nhổ răng có cần gây tê không?

Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể trả lời giúp em thắc mắc chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền được không ạ? Em có nghe nói hiện nay đã có biện pháp chữa răng sâu rất hiệu quả mà lại an toàn, nếu chữa ở nhà khoa KIM mình thì có biện pháp nào, và chi phí có đắt không ạ? Mong được bác sĩ tư vấn. (Khánh Toàn – Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn Khánh Toàn,

Rất cám ơn bạn đã quan tâm và ti tưởng nha khoa chúng tôi, về thắc mắc chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền, các bác sĩ KIM xin được trả lời đến bạn như sau:

chua sau rang bao nhieu tien


Câu hỏi chữa sâu răng hết bao nhiêu tiền có lẽ cũng là câu hỏi chung của rất nhiều người khi có ý định đi khám và điều trị bệnh lý răng miệng sâu răng.

Chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền

 Tùy theo từng trường hợp, mức độ sâu răng cụ thể mà nha sỹ có thể chỉ định phương pháp điều trị thích hợp và với mỗi dịch vụ điều trị cụ thể mà khách hàng sử dụng lại sẽ tương ứng với chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền ở phương pháp đó.
Với trường hợp của bạn, bạn không nói rõ mức độ răng sâu của bạn ra sao, nên chúng tôi chưa thể xác định đúng phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh sâu răng cho bạn được. Bởi hiện nay, có 2 phương pháp điều trị răng sâu phổ biến nhất đó là hàn trám răng sâu và bọc răng sứ.

Sâu răng có chữa khỏi được không

Chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng sâu mà có phương pháp điều trị

Chữa sâu răng hết bao nhiêu tiền bằng hàn trám:

+ Với những trường hợp răng sâu mức độ nhẹ, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hàn trám răng sâu: là cách sử dụng vật liệu trám amalgam hoặc compostie để đưa lên răng, tạo hình chất trám sao cho bịt kín khoang sâu và tạo hình sát khít với răng thật để ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng tấn công làm hỏng răng thật. Vậy chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền với phương pháp hàn trám? Chúng tôi có thể giúp bạn hình dung rõ hơn về chi phí chữa sâu răng:

Chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền bằng bọc răng sứ:

+ Còn đối với trường hợp răng sâu nặng, khoang sâu đã rộng và lớn, hàn trám sẽ không mang lại kết quả bền lâu như mong đợi, sau một thời gian nếu bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách thì sâu răng có thể bị tái phát trở lại. Bên cạnh đó, vật liệu trám không thể thay thế cho men răng và ngà răng nên miếng trám răng rất dễ sút, dễ bể khi bạn ăn những thức ăn quá cứng.

Lúc này, bác sĩ cần phải áp dụng phương pháp bọc răng sứ cho răng sâu bằng cách tạo một mão sứ giống răng tự nhiên tối đa bọc bên ngoài răng thật. Bọc răng sứ giúp tăng  tính thẩm mỹ cho hàm răng và giúp răng sử dụng được lâu hơn. Do tốt hơn, nên chữa răng sâu mất bao nhiêu tiền với phương pháp bọc răng sứ cũng đắt hơn phương pháp hàn trám, đặc biệt là chi phí sẽ phụ thuộc lớn vào loại mão răng sứ bạn lựa chọn. Cụ thể:

Dù là chữa răng sâu bằng phương pháp nào, thì trung tâm nha khoa KIM luôn hỗ trợ công nghệ chữa sâu răng tân tiến nhất theo tiêu chuẩn Pháp, đặc biệt là phương pháp hàn trám Laser Tech hay bọc sứ công nghệ CT 5 chiều. Với hệ thống thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sỹ tay nghề cao, chúng tôi luôn cỗ gắng, nỗ lực mang tới cho khách hàng hiệu quả điều trị tối ưu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thường xuyên có những hỗ trợ, ưu đãi nhất định dành cho khách hàng để khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi đối tượng khách hàng đều có cơ hội sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao với mức chi phí tiết kiệm nhất.

Nhổ răng sâu có cần gây tê không

Thưa bác sĩ, nhức răng làm sao hết bây giờ ạ? Em bị đau răng mấy ngày nay rồi, để bình thường thôi thì cơn nhức răng cũng làm em vô cùng khó chịu. Công việc bận bịu, răng đau nhức khiến em khá khó khăn. Vậy rất mong bác sĩ tư vấn giúp em cách trị nhức răng nhanh nhất ngay tại nhà ạ. Em cảm ơn! (Lê Thảo – Hải Phòng).

Trả lời:

Xin chào bạn Lê Thảo, cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẽ nỗi lo với Nha khoa KIM. Câu hỏi “nhức răng làm sao hết nhanh nhất” được chúng tôi giải đáp cụ thể như sau:

“Cái răng cái tóc là góc con người”, hàm răng không được chắc khỏe, thậm chí nếu bị đau sẽ là điều khó chịu “kinh khủng” mà không ai muốn xảy ra với bản thân mình. Những cơn đau có thể hành hạ bạn bất kỳ lúc nào, ngày cũng như đêm khiến bạn gặp nhiều rắc rối trong công việc cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Hiện tượng nhức răng có rất nhiều nguyên nhân gây ra: nhức răng do sâu răng, viêm nướu răng, răng sứt mẻ, sai lệch khớp cắn…. hay bất kỳ chấn thương nào của răng. Trong một số trường hợp, nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng thêm và có thể phải nhổ mất răng thật của bạn. Vậy nhức răng làm sao hết một cách nhanh nhất.

1. Nhức răng làm sao hết - thử ngay cách chữa ở tại nhà

Nếu chưa có thời gian đến trung tâm nha khoa để hạn chế cơn đau, bạn nên thử một số nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà để giảm cơn đau.

- Chườm đá: cho túi đá vào túi nilon và bọc trong một chiếc khắn, tiến hành chà quanh các khu vực răng bị đau nhức. Nước đá lạnh sẽ có chức năng gây tê, nên tình trạng nhức răng sẽ giảm đi.

- Uống nước trà xanh: trong trà xanh có tinh chất chống oxi hóa, chống viêm và có tính sát trùng tốt, uống nước trà xanh vài lần trong ngày hoặc súc miệng sẽ ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn.

- Dùng lá trầu không: nhức răng làm sao hết với lá trầu không để hiệu quả sau 15 phút? Bạn chỉ cần chuẩn bị từ 3-5 lá trầu rửa sạch, 70 – 100ml rượu trắng. Sau đó giã nát lá trầu không và hòa vào rượu, đợi khoảng 10 phút cho lá trầu lắng cặn. Bạn gạn lấy phần nước trong để súc miệng, chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút. Lưu ý không được nuốt hỗn hợp, sau 30 phút súc miệng không nên ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào.

- Dùng tỏi: Nếu bị sâu răng và có lỗ sâu, bạn nên dùng 1 tép tỏi tươi rồi đập dập, thêm ít muối vào trộn đều, sau đó để chút tỏi vào chỗ răng bị sâu, sẽ giảm đi cảm giác khó chịu tức thì.

- Dùng thuốc giảm đau:  Paracetamol hoặc Aspirin cũng khiến cơn đau của bạn được hạn chế rất nhiều.

Bạn thử áp dụng những cách đơn giản bằng những vật liệu có sẵn trong gia đình, chắc chắn cũng hạn chế được cơn đau nhức răng của bạn một cách nhanh nhất.

2. Triệt để tình trạng nhức răng bằng các biện pháp chuyên khoa

Như đã nói, những phương pháp giảm đau tự nhiên phía trên chỉ giảm được các cơn đau trong thời gian ngắn. Chính vì vậy, bạn nên bớt chút thời gian đến trung tâm nha khoa để gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám và phát hiện nguyên nhân gì khiến răng của bạn bị đau nhức.

Ví dụ những trường hợp cụ thể thường gặp như sau:

 Sâu răng: Tình trạng sâu răng dù ít hay nhiều cũng được các bác sĩ nha khoa nạo sạch vết sâu, sau đó tiến hành hàn trám để bảo tồn răng thật cho bạn. Hiện nay, công nghệ hàn trám răng Laser Tech tại Nha khoa KIM không đau, không ê buốt, an toàn tuyệt đối giúp phục hình dáng răng thẩm mỹ hoàn hảo cho bạn.

rang sau dau nhuc


Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản, tuy nhiên nếu không được thực hiện cẩn thận thì độ bền của miếng trám không cao, gây hiện tượng cộm vướng, ê nhức răng sau khi trám.
Nha khoa KIM có đội ngũ bác sĩ thuộc Hiệp hội nha khoa Châu Âu với trên 10 năm kinh nghiệm trong ngành giúp ca trám răng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất.

Răng sâu bị nhức

 Răng bị sứt mẻ: răng bị sứt mẻ  dẫn đến lộ ngà răng nhạy cảm bên trong gây nhức răng mỗi khi tác động nóng lạnh, cách tốt nhất là thực hiện bít lại vùng răng nhạy cảm sao cho thẩm mỹ nhất, nếu vết mẻ ít bạn có thể trám răng hoặc nếu vết mẻ lớn thì bọc răng sứ là cách tốt nhất.

Bọc răng sứ với công nghệ CT 5 chiều tại KIM được làm theo quy trình chuẩn và nhờ có labo chế tạo răng sứ ngay tại Trung tâm mà thời gian bọc răng sứ được rút ngắn đi rất nhiều. Chỉ cần 2 lần hẹn, trong vòng 24h thì quá trình bọc răng sứ đã hoàn tất, không khiến bạn phải chờ đợi chế tác răng sứ hàng tuần liền như một số nha khoa khác.

Răng bị sâu đen nhiều chỗ

 Viêm nướu, viêm nha chu: Những mảng bám, vôi răng làm cho nướu bị tụt xuống và nó sẽ phá hủy xương nâng đỡ răng. Túi nha chu có thể được hình thành trong nướu xung quanh răng, làm cho vùng răng đó khó vệ sinh sạch sẽ và có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm các tổ chức quanh răng. Vì thế bạn nên đến trung tâm nha khoa để được lấy cao răng và chăm sóc nha chu toàn diện, hạn chế tình trạng đau răng và các bệnh lý về răng miệng cho bạn.

Dù bất cứ nguyên nhân nào gây ra tình trạng nhức răng hay nhức chân răng cho bạn, nhưng nhức răng làm sao hết nhanh nhất và triệt để vẫn rất cần tới sự can thiệp của bác sĩ.

Trám răng cho trẻ ở đau cho an toàn

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị sâu răng khi chưa có ý thức vệ sinh răng miệng hằng ngày và có khá nhiều bậc cha mẹ băn khoăn có nên trám răng sâu cho trẻ em hay không. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hàn trám răng sâu cho bé.

Trẻ em có nên trám răng

Theo một nghiên cứu gần đây thì tỉ lệ trẻ em từ 4-12 tuổi bị sâu răng rất cao và các bậc cha mẹ thường có quan niệm răng sữa thì không quan trọng nhưng trên thực tế thì khi răng sữa bị tác động hoặc bệnh lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

Trẻ em có nên trám răng

Ở lứa tuổi từ  6-12 tuổi, răng 6, 7 đã mọc và mặt nhai của răng có nhiều hố rãnh nên khó làm sạch bằng bàn chải, thức ăn đọng lại tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bám phát triển và hình thành sâu răng. Răng hàm số 6 và số 7 là những răng đóng vai trò quan trọng trong bộ răng vĩnh viễn sau này, do đó việc nhổ răng cũng nên được cân nhắc thực sự kỹ lưỡng.

Ở trẻ em chỉ nhổ răng trong trường hợp không thể bảo tồn. Đối với trường hợp răng sâu nặng nhưng vẫn có thể bảo tồn thì hàn trám răng sâu là điều cần thiết. Tại sao? Răng sữa tuy không phải là răng vĩnh viễn những vẫn đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai, đặc biệt hỗ trợ cho bé ăn dặm tốt hơn. Răng sữa cũng đóng vai trò quan trọng giúp cho trẻ phát âm tốt hơn.

Nhổ răng sữa cho bé nguy hiểm không

Việc mất răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn sau này, khiến cho răng mọc không đều khít trên cung hàm mà khấp khểnh, thậm chí mọc ngược. Sự rụng răng sai lịch có thể là nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong mọc răng vĩnh viễn về sau, do mầm răng vĩnh viễn không được định hướng bởi răng sữa tại vi trí đó.

Với trường hợp răng sữa bị sâu nặng dẫn đến viêm nhiễm tủy thì cần được điều trị nội nha lấy tủy trước khi tiến hành hàn trám. Đây là cách điều trị tốt nhất khi tủy răng bị viêm nhiễm.

Quy trình trám răng sâu cho bé được thực hiện như thế nào?

Quy trình trám răng cho bé cũng tương tự như đối với người lớn nhưng có thể thời gian trám sẽ lâu hơn một chút. Nếu được thực hiện bởi nha sỹ có chuyên môn và kỹ thuật tốt thì hoàn toàn không gây đau nhức cho bé. Thao tác hàn trám răng khá đơn giản và hoàn thành trong vòng 20 phút nên khá nhẹ nhàng.

Thao tác đầu tiên, nha sỹ sẽ tiến hành nạo sạch vết răng sâu bằng một dụng cụ đặc biệt, tiếp theo sẽ làm sạch bề mặt hố rãnh bằng chổi và bột đánh bóng. Nha sỹ sẽ xử lý bề mặt răng bằng một loại dung dịch để làm tăng độ bám dính của chất trám bít và cuối cùng là đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh, tạo hình chính xác và chất trám bít sẽ tự cứng nếu là loại hóa trùng hợp hoặc chiếu đèn halogen, laser để đông cứng vết trám nếu là loại quang trùng hợp.

Hiện nay, việc thực hiện hàn trám răng đều được thực hiện với công nghệ Laser Tech mới nhất của Pháp, đảm bảo hiệu quả cao. Công nghệ mới giúp tăng cường các chân bám li ti vào bề mặt răng, nhờ đó mà vết trám có độ bền cao hơn. Đặc biệt, trám răng tại Nha khoa KIM đều được thực hiện bởi các nha sỹ giàu kinh nghiệm nên hoàn toàn không gây đau nhức cho bé nên bạn có thể yên tâm.
Được tạo bởi Blogger.