Hiển thị các bài đăng có nhãn lấy cao răng thẩm mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Tác dụng của lấy cao răng bạn đã biết?



Mọi người thường lơ là việc lấy cao răng định kỳ cho mình. Thói quen xấu này lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Tac dung cua lay cao rang sẽ được chia sẻ sau đây, sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng của việc lấy cao răng.


Cao răng thực chất là những cặn cứng của muối vô cơ gồm canxi carbonat và phosphate phối hợp với vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng, vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô cùng với sự lắng đọng của huyết thanh tạo nên. Những mảng bám màu vàng trên thân răng và quanh cổ răng là cao răng mà mắt thường có thể nhận biết được, tuy nhiên sự xuất hiện của cao răng nằm sâu dưới nướu thì bạn khó có thể quan sát được và cần có chuyên môn của nha sỹ mới có thể nhận biết và làm sạch được.

Tác dụng của cạo vôi răng

Tác dụng của việc lấy cao răng là gì?

Tác dụng của việc lấy cao răng là gì?

Sự tồn tại của cao răng chứa nhiều vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở nướu và quanh răng. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, cao răng là nguồn gốc dẫn đến các bệnh như viêm nướu với các biểu hiện chảy máu chân răng, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể ê buốt khi ăn uống, gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương, nặng hơn có thể khiến răng lung lay và rụng, thậm chí còn gây áp xe xương ổ răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng, các bệnh niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng…

>>> ba bau co duoc lay cao rang

Về bản chất, tác dụng của lấy cao răng là giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tối đa những bệnh lý răng miệng, giúp bảo vệ chân răng. Một khi các mảng cao răng được loại bỏ, sẽ không còn chỗ cho vi khuẩn trú ẩn, vì vậy sẽ phòng ngừa được bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Khi phần cao răng chứa vi khuẩn được loại bỏ thì phần nướu cũng sẽ khỏe mạnh hơn, ôm sát khít chân răng và giảm tình trạng chảy máu chân răng mùi hôi của hơi thở…

Do đó, 4-6 tháng/lần bạn nên đi thăm khám răng miệng và lấy cao răng. Việc lấy cao răng định kỳ này sẽ giúp loại bỏ 90% nguy cơ các bệnh lý răng miệng.

Trước kia, việc lấy cao răng được tiến hành với các dụng cụ cầm tay nên ít nhiều sẽ tác động đến nướu và gây chảy máu chân răng, ê buốt. Hiện nay, lấy cao răng siêu âm đang là công nghệ hiện đại nhất giúp loại bỏ hoàn toàn cao răng tồn tại trên thân răng và dưới nướu. Công nghệ mới lấy cao răng bằng sóng siêu âm chỉ tác động làm bong bật các mảng bám cao răng mà không tác động đến nướu, do đó không gây chảy máu chân răng hoặc ê buốt.

Hy vọng những chia sẽ trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Loại bỏ lo lắng bé bị hôi miệng phải làm sao


Trẻ em bị hôi miệng là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Be bi hoi mieng phai lam sao, tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

Hôi miệng ở bé là tình trạng tương đối hiếm. Nó thường xuất hiện ở bé tuổi tập đi vì khi đó, nhiều loại thức ăn gây nên vi khuẩn trong miệng và tạo nên mùi hôi. Miệng hôi khi vừa ngủ dậy được gọi là chứng hôi miệng buổi sáng.

- Các bé ở tuổi chập chững biết đi và ngay cả người lớn khỏe mạnh đôi khi hơi thở cũng có mùi. Nếu mùi này biến mất khi bạn cọ răng lợi cho bé thì điều này là bình thường.


CÓ NHIỀU NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRẺ BỊ HÔI MIỆNG

- Vi khuẩn bình thường sống trong miệng, tương tác với những mẩu thức ăn thừa, gây hơi thở có mùi. Các mảnh thức ăn có thể là cực kỳ nhỏ, bám vào kẽ răng, trong lợi, lưỡi hoặc bề mặt của amiđan ở phía sau cổ họng của bé. Vi khuẩn phản ứng với nước bọt làm hơi thở hôi.

- Nếu bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả thì nguy cơ hôi miệng ở bé càng nhiều. Các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có thể vào miệng và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu.

- Những bệnh về viêm lợi, áp xe răng cũng có thể làm hơi thở có mùi hôi ở bé. Nên cho bé mới biết đi của bạn tới nha sĩ để được kiểm tra răng và lợi.
trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì

- Một số bé có dị vật trong mũi cũng gây mùi hôi cho hơi thở. Chẳng hạn, một mẩu đồ ăn, đồ chơi nhỏ kẹt trong mũi. Triệu chứng đi kèm với hơi thở hôi là chảy nước mũi một hoặc hai bên.

- Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi.

- Có thể bé bị trào ngược dạ dày cũng khiến hơi thở có mùi. Tuy nhiên nếu là nguyên nhân này thì sẽ đi kèm những triệu chứng khác, chẳng hạn nôn trớ sau khi ăn.
Cách điều trị khi bé bị hôi miệng

Cách điều trị khi bé bị hôi miệng, để bé có khoang miệng thơm tho, để các mẹ sẵn sàng xử lí mà không phải giật mình lo sợ. Hãy điều trị hôi miệng cho bé kịp thời để không bị tình trạng nặng nề hơn. Những cách điều trị khi bé bị hôi miệng đơn giản sau đây, sẽ giúp các mẹ chăm sóc trẻ tốt nhất:


HÃY CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG CHO BÉ ĐỂ TRÁNH HÔI MIỆNG

- Vi khuẩn có thể khiến hơi thở bé có mùi. Nếu bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi, vi khuẩn từ những vật này có thể chuyển vào miệng. Cần phải rửa và khử trùng với những vật bé hay mút. Nếu bé ngừng mút, hơi thở hôi sẽ biến mất.

- Nếu tình trạng hôi miệng ở trẻ trong thời gian dài, đã sử dụng những biện pháp trên mà không hết, thì cần phải đến gặp ngay bác sĩ, vì có thể do trẻ bị viêm xoang.

- Đôi khi hơi thở của em bé xấu là do trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám bởi một bác sĩ chuyên môn.

- Đường trong chế độ ăn của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục.

Vì trẻ em là mầm non vì thế bác bậc phụ huynh cần có phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt nhất, đặc biệt là cách vệ sinh răng miệng thật khoa học để không gây hôi miệng ở trẻ em.

Cách tự lấy cao răng hiệu quả bạn nên biết



Bạn đã biết cách tự lấy cao răng tại nhà cho mình chưa? Nếu chưa hãy áp dụng ngay những cách sau đây để nhanh chóng sở hữu hàm răng trắng sáng nhé!


Hàm răng trắng sáng giúp bạn tự tin hơn.

Vỏ cam

Vỏ cam hay cùi cam có khả năng trị mảng bám và vết ố vàng trên răng vô cùng hiệu quả. Phần cùi trắng bên trong của vỏ cam có chứa limonene vừa giúp loại bỏ các mảng bám ố vàng trên răng hiệu quả vừa làm răng sáng bóng mà không hại men răng.

Cách làm rất đơn giản: Bạn chỉ cần rửa sạch vỏ cam và chà phần cùi trắng bên trong lên răng trong khoảng từ 5 đến 7 phút rồi súc miệng với nước muối sạch. Áp dụng cách này hàng ngày, chỉ sau 1 tuần là răng bạn đã hoàn toàn trắng bóng, các vết ố vàng cũng tiêu biến hết. 

Dùng baking soda (thuốc muối) với nước cốt chanh

Baking soda hay thuốc muối là nguyên liệu dễ dàng tìm thấy trong căn bếp nhà bạn. Thuốc muối giúp loại bỏ các vết xỉn màu trên bề mặt răng, đồng thời làm giảm nồng độ a-xít trong miệng. Hãy trộn thuốc muối với một ít nước cốt chanh rồi dùng bàn chải chà lên răng. Để hỗn hợp này thấm khoảng vài phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
Dùng hỗn hợp kem đánh răng với banking soda

Bạn có thể tạo kem đánh răng làm trắng tại nhà bằng cách trộn kem đánh răng bình thường với các nguyên liệu như thuốc muối, muối ăn và hydro peroxit. Dùng loại kem đánh răng này mỗi tuần một lần và súc miệng bằng nước ấm để có hàm răng trắng.
Dùng giấm táo

Giấm táo vừa hữu ích trong việc chăm sóc tóc vừa giúp làm trắng hàm răng bị ố vàng. Hãy súc miệng với giấm táo hàng ngày trước khi đánh răng.
Than củi

Chúng ta thường dùng than củi để nấu nướng mà không biết rằng đây cũng là một nguyên liệu tự nhiên có công dụng làm trắng răng siêu nhanh mà không hề gây hại sức khỏe.

Lấy một viên than chà nhẹ nhàng lên răng theo hình vòng tròn sau đó đánh răng lại với bàn chải. Cách làm này tuy tạo cảm giác xấu xí và hơi đáng sợ vì cả hàm răng và miệng sẽ bị phủ bởi màu đen. Tuy nhiên chỉ cần đánh răng lại bằng bàn chải, răng sẽ trắng sáng hơn đáng kể.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm lại hàm răng trắng sáng vốn có.

Nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ

Hiện tượng nướu trẻ bị sưng và chảy máu khi chảy răng điều đó có nghĩa là trẻ đã bị viêm nướu răng. Viêm nướu răng là bệnh thường gặp ở trẻ do nhiễm trùng những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Vậy nguyên nhân viêm nướu răng ở trẻ là do đâu ?



Viêm nướu răng:


Nguyên nhân chính của bệnh viêm nướu răng là do độc tố của vi khuẩn trong cao răng tiết ra, gây kích thích nướu và vi khuẩn xâm chiếm ở xung quanh kẽ răng làm nướu sưng đỏ. Bệnh nướu răng diễn tiến qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Nguyên nhân gây viêm nướu ở trẻ


Mảng bám hình thành trên răng là nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm nướu. Mức độ nghiêm trọng mà chúng có thể gây ra càng lớn khi vi khuẩn mảng bám tồn tại càng lâu. Nếu mảng bám không được làm sạch đúng mức bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nó sẽ tạo ra độc tố kích thích mô nướu gây viêm nướu.


Vệ sinh răng miệng không sạch là nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ
Vệ sinh răng miệng không sạch là nguyên nhân gây viêm nướu răng ở trẻ


Như vậy, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm nướu răng ở trẻ là do trẻ vệ sinh răng miệng không sạch, dẫn đến tình trạng tích tụ chất bẩn và vi khuẩn quanh răng, nhất là ở khe nướu.


Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm nướu


Có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

- Ở giai đoạn đầu, của viêm nướu, trẻ sẽ bị sưng nhẹ ở viền và gai nướu. Nướu của trẻ bình thường màu hồng, khi bị viêm nướu, tùy theo mức độ nhẹ thì nướu trẻ sẽ có dấu hiệu bị ửng đỏ, sưng phồng; và nếu nặng hơn, nướu của trẻ có dấu hiệu bị sưng đỏ và tấy. Nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Ở mức cao hơn có thể thấy trẻ dễ bị chảy máu nướu răng khi chạm phải hay chảy máu tự nhiên. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu.

- Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Có những trường hợp có trẻ bị sưng nướu răng rất đau, kèm theo lưỡi, môi và miệng bị lở, gây rát. Vì nướu bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên. Ở các trẻ nhỏ, một số bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy trẻ đau, khóc không chịu cho chùi răng nên các bậc cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa, làm cho tình trạng viêm nướu tiếp tục nặng hơn.

- Bằng cách kiểm tra bàn chải đánh răng, các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị viêm nướu, sau khi trẻ đánh răng xong, nếu thấy một “chút màu hồng” của các sợi lông bàn chải đánh răng đó là máu còn tích tụ lại trong khi đánh răng.

- Miệng trẻ có mùi hôi, hơi thở của trẻ có mùi khó chịu khi có mủ giữa răng và nướu răng.

Ngoài ra, trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu. Các bậc cha mẹ cần để ý kiểm tra răng miệng của trẻ.


Hậu quả của viêm nướu răng


Vệ sinh răng miệng kém dẫn đến tích tụ nhiều mảng bám trên bề mặt răng gây ra phản ứng viêm, có biểu hiện khu trú hay lan rộng, đỏ và sưng ở nướu. Ảnh hưởng sớm nhất đến trẻ dễ dàng nhận thấy đó là hơi thở của trẻ có mùi hôi.

Khi nướu trở nên đỏ và lan rộng, đó là viêm nướu nhẹ, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm nướu trở thành nguy hại vì bệnh tiến triển thầm lặng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, nướu răng dễ bị chảy máu, sưng đỏ khi đánh răng hoặc chà mạnh.

Giai đoạn sau đó, vi khuẩn sẽ tấn công và bám sâu hơn xuống chân răng đồng thời làm nướu bị tách rời chân răng. Do nướu răng bị tổn thương trầm trọng, mủ xuất hiện quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng, dây chằng và xương ổ răng bị phá hủy.

Khi viêm nướu không điều trị sớm thì mô nâng đỡ răng sẽ bị phá hủy làm nướu bị tụt, xương ổ răng bị tiêu làm răng lung lay. Răng sẽ lung lay ở nhiều mức độ nặng hay nhẹ, cuối cùng dẫn đến tình trạng rụng răng.

Chúng ta làm gì để giúp trẻ

Khi phát hiện được bệnh viêm nướu ở giai đoạn khởi phát, thì việc điều trị bệnh viêm nướu sẽ rất hiệu quả. Bệnh viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng và dễ dàng điều trị nhất.

Cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sỹ răng hàm mặt ở các bệnh viện Nhi để thăm khám và điều trị bệnh viêm nướu cho trẻ. Các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị khi trẻ bị viêm nướu, việc tự ý điều trị thường không trị được tận gốc bệnh mà khiến bệnh âm ỉ kéo dài và việc điều trị sau này sẽ khó khăn hơn.

Tùy vào tình hình bệnh mà bác sỹ răng hàm mặt sẽ áp dụng điều trị tại chỗ bằng các loại dung dịch sát khuẩn vùng miệng hay có thể phối hợp thêm thuốc kháng sinh uống, vitamin PP và vitamin C.

Khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu. Vì vậy, rất nhiều bậc cha mẹ khi chùi răng cho trẻ, thấy chảy máu và sợ con đau nên đã không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ nữa hoặc ở các trẻ lớn khi đánh răng thấy vùng nào đó chảy máu nhiều thường trẻ sợ không dám đánh mạnh, chính vì điều này khiến tình trạng viêm nướu lại càng nặng thêm. Do đó, nướu răng của trẻ cần được chùi sạch sẽ nhiều lần trong ngày bằng bàn chải đánh răng mềm. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng gạc quấn vào ngón tay trỏ của mình nhúng vào nước chín để nguội, chà răng và nướu của bé.

Ngoài ra, cho trẻ ăn bưởi cũng là một biện pháp giúp trẻ ngừa bệnh viêm nướu. Ăn bưởi sẽ giúp tăng lượng vitamin C trong máu, tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây viêm nướu.


Các cách phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em?


Việc lấy đi mảng bám răng hằng ngày là yếu tố quyết định đến sự lành mạnh của răng và nướu. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng là điều quan trọng để phòng ngừa viêm nướu cho trẻ, cần chắc chắn rằng những mảng bám hoàn toàn bị loại bỏ mỗi ngày bằng cách đánh răng. Tốt nhất nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Cha mẹ cần kiểm tra xem trẻ đánh răng đã thật sạch thức ăn dính trên răng và các mảng bám chưa. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa cao răng và sự tích tụ mảng bám trên răng.

Vì vậy khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm nướu răng các bậc phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi điều trị để bệnh chóng lành. Và nên đưa trẻ đi khám định kì 6 tháng /1 lần để phòng ngừa các vấn đề về răng miệng.

Giải pháp lấy cao răng tại nhà hiệu quả cho bạn


Lấy cao răng không hề phức tạp như bạn nghĩ. Sau đây là cách tự lấy cao răng tại nhà được nhiều người áp dụng.



Dấm và muối

Nguyên liệu bao gồm 2 thìa dấm , 1/2 thìa muối , 1 nửa bát con nước ấm.

Cách làm như sau: Cho dấm, muối vào bát nước ấm và hòa tan chúng lại với nhau tạo thành một dung dịch dùng để ngậm và xúc miệng.


Những thành phần trong dung dịch súc miệng này có công dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ cao răng, không những thế nước súc miệng lấy cao răng này còn giúp bạn loại bỏ vi khuẩn có hại trong miệng, sát trùng và tránh viêm lợi, bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả.

>>>Xem thêm: trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì

Vỏ chanh

Ít người biết được rằng vỏ chanh có nhiều tác dụng làm trắng răng. Thái nhỏ vỏ chanh, trộn đều với bột nở với muối biển đã chuẩn bị. Để tạo độ đặc sệt vừa phải cho hỗn hợp, cho thêm một thìa nước sôi để nguội và trộn đều.


Có thể sử dụng hỗn hợp này thay cho kem đánh răng, hoặc dùng sau khi vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng bình thường mà không cần đi tẩy trắng răng tốn kém kinh phí của bạn.

Lạc sống


Lạc sống giúp răng trắng bóng tự nhiên với nụ cười không tỳ vết. Nhai vụn một viên lạc sống trong miệng, không cần nuốt, sau đó dùng các mảnh vụn làm kem đánh răng đặc biệt. Phương pháp này cũng giúp răng trắng sáng như được đi tẩy trắng răng tại các trung tâm nha sĩ.

Dâu tây và bột nở
Cách làm như sau: Nghiền nhuyễn 1 quả dâu tây, trộn lẫn với ½ thìa cà phê bột nở, dùng bàn chải dạng mềm bôi hỗn hợp vừa trộn lên bề mặt răng. Khoảng 5 phút sau, đánh sạch hỗn hợp này bằng kem đánh răng và súc miệng. Đây là biện pháp khá tiện lợi để loại bỏ cao răng, giúp bạn sở hữu nụ cười tỏa nắng.


Trong dâu tây có chứa axit malic, giúp loại bỏ và ngăn ngừa việc hình thành các mảng bám trên bề mặt răng. Bột nở có tác dụng làm trắng. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ phát huy hiệu quả tuyệt vời trong việc tẩy sạch các vết ố trên răng khi uống cà phê, rượu vang, coca hay hút thuốc…

Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng phương pháp này, bởi axit malic trong dâu tây có thể làm hại men răng. Mỗi tuần áp dụng một lần là hợp lý nhất.

Trên đây là cách tự lấy cao răng tại nhà hiệu quả đã được kiểm chứng, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.

Điều trị bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em

Bệnh chảy máu chân răng là bệnh thường gặp ở trẻ em, đây là biểu hiện cho báo hiệu cho biết trẻ đang gặp vấn đề về răng miệng. Vậy điều trị bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em như thế nào ?


Giải quyết bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em triệt để.
Giải quyết bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em triệt để.

Trẻ em bị chảy máu chân răng có thể sẽ ít găp hơn với người lớn nhưng tác hại của nó không hề đơn giản chút nào. Việc điều trị bệnh lý này không phải đơn giản chi là cạo vôi răng đi là hết mà còn phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác mới có thể giải quyết triệt để, giúp bé có hàm răng khỏe mạnh về sau.

Để giải quyết được căn bệnh chảy máu chân răng ở trẻ thì trước tiên bố mẹ phải hiểu rõ nguyên do vì đâu gây ra bệnh, từ đó mới có biện pháp cuối cùng.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng trẻ em bị chảy máu chân răng


– Bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em do các bệnh lý về răng: viên nướu, viêm nha chu…

Bộ phận nướu răng cùng với hệ thống dây chằng nha chu có tác dụng bảo vệ và che đỡ cho chân răng được chắc chắn, hạn chế đi các tác nhân gây tổn thương hay do vi khuẩn gây ra. Nhưng nếu một khi nướu của trẻ bị tổn thương hay viêm nhiễm thì nó sẽ không còn khả năng bảo vệ chân răng nữa mà ngược lại sẽ gây hại thêm cho răng.

Viêm nướu, viêm nha chu là nguyên nhân gây ra bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em.
Viêm nướu, viêm nha chu là nguyên nhân gây ra bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em.

– Chảy máu chân răng ở trẻ em do xuất huyết giảm tiểu cầu.

– Chảy máu chân răng ở trẻ em do việc ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin C… Ngoài ra, khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng.

Giải quyết bệnh trẻ em bị chảy máu chân răng triệt để


– Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ để hạn chế chảy máu chân răng, tăng cường hệ miễn nhiễm chống nhiễm trùng.
– Bổ sung thêm các loại vitamin C, D, A thông qua sử dụng các loại rau củ quả tươi sống như cam, chanh, táo, cà rốt…

Vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ bằng bàn chải mềm nhẹ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ bằng bàn chải mềm nhẹ.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ bằng bàn chải mềm nhẹ, kết hợp với kem đánh răng có chứa chất Flour, chất bổ sung canxi cho răng trẻ.

– Phụ huynh có thể cho bé dùng nước muối sinh lý súc miệng. Điều này, không những làm cho hơi thở thơm tho hơn mà còn hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở bé.

Lấy cao răng phòng ngừa bệnh trẻ em bị chảy máu chân răng


Khi phát hiện triệu chứng sưng tấy lợi, chảy máu chân răng ở trẻ em thì bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện hay những trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện chữa trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không nên để tình trạng này kéo dài, vì nếu để lâu ngày, bệnh tình sẽ chuyển biến nặng hơn, gây ra các bệnh lý răng miệng khác. Lúc đó sẽ tốn thời gian và tiền bạc hơn.

Lấy cao răng ngăn ngừa bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em tại nha khoa KIM
Lấy cao răng ngăn ngừa bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em tại nha khoa KIM

Để thực hiện chữa trị bệnh trẻ em bị chảy máu chân răng thì việc lấy cao răng là việc nên làm trước tiên, giúp phòng ngừa và điều trị sự viêm nhiễm. Bạn nên tham khảo khám răng cho trẻ ở đâu trước khi quyết định đưa trẻ đi khám để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Lấy cao răng sẽ giúp lấy đi những vi khuẩn dính ở các mảng bám trên răng, mà nguyên nhân chính thường là các vi khuẩn này. Tiêu diệt nơi trú ẩn, sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trong khoang miệng là bước đầu thành công trong việc giải quyết bệnh lý chảy máu chân răng cho trẻ.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để lấy cao răng, diệt trừ vi khuẩn dính trên các mảng bám răng.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để lấy cao răng, diệt trừ vi khuẩn dính trên các mảng bám răng.

Để bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em hết dứt điểm thì phụ huynh khi ở nhà cần phải kết hợp nhiều cách thức để hỗ trợ việc điều trị như: cho trẻ đánh răng 1 ngày 2 lần, nhất là sau mỗi buổi ăn và trước khi ngủ. Nhắc nhở trẻ uống nước đều đặn mỗi ngày và đủ để miệng bé không bị khô. Cùng vào đó là thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn của bác sĩ căn dặn. Nếu thực hiện đúng, đủ, đều các phương pháp kết hợp trên thì chắc chắn rằng chảy máu chân răng ở trẻ em sẽ được giải quyết triệt để.

Nếu như bạn còn thắc mắc nào về bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em, bãn vui lòng liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất.




Lấy cao răng tại nha khoa uy tín

CÂU HỎI:

Chào bác sĩ! Tôi muốn thực hiện cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám ố vàng ở chân răng nhưng không biết lấy cao răng có ảnh hưởng không? Vì tôi nghe nói cạo vôi răng sẽ làm hư men răng. Rất mong được bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn! (Viết Hải, Phú Yên)

TRẢ LỜI:
Chào Viết Hải, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi. Với thắc mắc lấy cao răng có ảnh hưởng gì không của bạn, trước tiên chúng tôi xin khẳng định hiện nay kỹ thuật này sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì cho bạn nhé. Dưới đây là những thông tin chúng tôi cung cấp thêm nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:
Cao răng là những mảng bám bị vôi hóa do hợp chất muối calcium phosphate trong nước bọt, là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn và chúng sẵn sàng gây bệnh răng miệng. Lấy cao răng giúp bạn loại bỏ được các mảng vôi ố vàng gây mất thẩm mỹ, bên cạnh đó còn ngăn ngừa được sự phát triển của các loại vi khuẩn ghê ra các bệnh răng miệng. Vậy lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?
Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không 1
Cao răng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng 

Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?

Dù việc lấy cao răng định kỳ là rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cũng như thẩm mỹ của hàm răng, tuy nhiên mọi người vẫn chưa thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ vì tâm lý e ngại không biết lấy cao răng có ảnh hưởng gì không khi nó gây ra những tác động trực tiếp đến hàm răng của bạn.
Tuy nhiên với công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm hiện đại được ứng dụng hiện nay thì bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi thực hiện làm sạch răng. Trên thực tế, nguyên tắc hoạt động của máy lấy cao răng là tạo ra sự dao động rung nhẹ để tách dần những mảng cao răng bong ra khỏi răng. Như vậy, động tác lấy cao răng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến răng nên không làm suy yếu răng hay mòn men răng. Vì vậy, bạn có thể đến trung tâm nha khoa thực hiện lấy cao răng để sở hữu hàm răng sạch, sáng bóng mà không phải lo lắng về vấn đề lấy cao răng có ảnh hưởng gì không?
Cũng cần lưu ý nếu thực hiện lấy cao răng quá nhiều lần có thể khiến răng bị mất độ bóng hay vỡ men răng. Để tránh tình trạng này, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo là tốt nhất nên lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ để có được kết quả cao nhất.
Trên thực tế vẫn có những trường hợp sau khi lấy cao răng người bệnh gặp phải các tình trạng xấu như chảy máu, đau nhức, ê buốt khi ăn uống… đó là do họ tiến hành lấy cao răng ở những nơi kém chất lượng, không được sử dụng các loại máy móc hiện đại và tay nghề bác sĩ kém. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình những địa chỉ uy tín khi có ý định thực hiện làm sạch răng để không cần lo lắng lấy cao răng có ảnh hưởng gì không.

Lấy cao răng cam kết an toàn không ảnh hưởng sức khoẻ tại Nha khoa KIM

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một trung tâm nha khoa an toàn và uy tín, nha khoa KIM sẽ là trung tâm nha khoa giúp bạn đảm bảo có được kết quả cao sau khi thực hiện. Với tay nghề các bác sĩ cao, giàu kinh nghiệm cùng công nghệ lấy cao răng bằng sóng siêu âm tiên tiến, quá trình lấy cao răng sẽ diễn ra nhanh chóng mà không hề gây đau, không ê buốt và nhất là không ảnh hưởng đến men răng. Bạn sẽ hoàn toàn không còn nỗi lo lắng lấy cao răng có ảnh hưởng gì không mà chỉ cần thoải mái tận hưởng một kết quả như mong đợi với hàm răng sạch sẽ, sáng bóng một cách an toàn.

Với những ưu thế vượt trội của mình, Nha khoa KIM sẽ giúp bạn loại bỏ tâm lý e ngại lấy cao răng có ảnh hưởng gì không? Hy vọng đã giúp được nhiều khách hàng cảm thấy an tâm và duy trì tốt chế độ cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/1 lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Viêm chân răng bệnh lý răng miệng nguy hiểm


Viêm chân răng là bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm nên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân hình thành bệnh để áp dụng cách chữa viêm chân răng phù hợp.


Viêm chân răng khi phát triển đến giai đoạn cấp tính sẽ gây ra những cơn đau dữ dội trong 1 thời điểm. Viêm mãn tính không gây ra mức độ đau dữ dội nhưng kéo dài và liên tục, lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Tuy nhiên, dù viêm cấp hay viêm mãn tính thì để thành cơn, kèm theo buốt, nhức. Cảm giác đau cục bộ hoặc lan tỏa ra xung quanh. Khi mức độ đau càng lâu thì sự lan tỏa càng khiến cho bệnh nhân khó xác định chính xác được vị trí bị đau nhức và viêm.

Cảm giác đau đôi khi tự hết nhưng sẽ lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định, dài hay ngắn phụ thuộc vào từng mức độ. Chính điều này làm cho bệnh nhân chủ quan và nghĩ rằng bệnh đã chấm dứt nhưng thực tế diễn tiến của viêm chân răng khá phức tạp, nếu không được điều trị tốt thì nguy cơ gây mất răng là rất cao.


Viêm chân răng có thể gây nên tình trạng tiêu xương và mất răng

Một số mẹo chữa viêm chân răng cấp tốc tại nhà

Mẹo chữa viêm chân răng bằng cách súc miệng nước muối
Một trong những mẹo chữa viêm lợi đơn giản nhất là súc miệng bằng nước muối. Hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày và hãy đảm bảo là nước không quá nóng và không quá mặn. Nước muối có tác dụng sát khuẩn và tiêu viêm khá tốt.

Mẹo chữa viêm chân răng bằng tỏi

Tỏi là một bài thuốc hữu hiệu giúp đẩy lùi những cơn đau và điều trị viêm chân răng rất tốt bởi trong tỏi có tinh chất kháng viêm và ưc chế vi khuẩn. Bạn lấy một tép tỏi nghiền nát và cho thêm 1 ít muối rồi thoa hỗn hợp lên vào chỗ sưng đau. Thực hiện ngày 3-4 lần, bạn sẽ thấy cơn đau nhức dịu ngay tức thì.
+ Mẹo chữa viêm chân răng bằng chanh
Chanh là một trong những nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và mang hiệu quả tốt trong việc điều trị viêm nhiễm chân răng. Đồng thời, trong chanh có chứa vitamin C, là chất giúp tăng sức đề kháng tốt cho cơ thể. Bạn vắt chanh lấy nước cốt và thêm 1 ít muối vào. Sau đó, sử dụng hỗn hợp này để thoa vào răng để vài phút và súc miệng lại bằng nước. Tuy nhiên, chanh có chứa axit nên bạn lưu ý chỉ thoa vào phần chân răng, không nên tác động đến men răng để không gây ê buốt, mòn men.

>>Xem thêm: cách trị hôi miệng vĩnh viễn


Dùng túi trà chườm là mẹo chữa viêm chân răng cấp tốc tại nhà

Mẹo chữa viêm chân răng bằng cách chườm túi trà chữa viêm chân răng

Lượng a xít tannic trong túi trà đã qua sử dụng có thể giảm viêm nướu răng rất hiệu quả. Sau khi ngâm túi trà trong nước sôi, bạn để nguội một chút và đặt túi trà nguội lên phần nướu bị viêm trong khoảng 5 phút hoặc lâu hơn. Đây là mẹo chữa viêm chân răng tại nhà rất đơn giản để ngừa bệnh viêm chân răng. Bạn cũng có thể dùng trà hoa cúc như dung dịch súc miệng hoặc dùng để uống hàng ngày. Trà hoa cúc giảm viêm nướu và đẩy nhanh quá trình lành bệnh.
Mẹo chữa viêm chân răng bằng cách chăm sóc răng miệng tại nhà

Bên cạnh những mẹo chữa viêm chân răng đơn giản như trên thì việc chăm sóc răng miệng là điều không thể bỏ qua nếu bạn muốn có một hàm răng khỏe mạnh. Vệ sinh răng miệng tốt sẽ không cho vi khuẩn xâm nhập sâu phá hủy xương ổ răng gây ra tiêu xương tụt nướu, chảy máu và sưng chân răng.

Sử dụng thuốc kháng sinh hỗ trợ điều trị viêm chân răng

+ Thực hiện chải răng ngày 2-3 lần với bàn chải lông mềm. Chú ý làm sạch kỹ cả 4 mặt nhai, khi chải nhớ chải răng nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh. Có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn còn sót lại bám trên răng.

+ Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để loại bỏ các mảng bám cao răng chứa vi khuẩn vốn là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm chân răng. Phương pháp này cần được thực hiện đều đặn để phòng tránh các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

+ Hạn chế các thức ăn cứng, dai, thức ăn chứa nhiều đường. Các thức ăn chứa nhiều đường có thể khiến cho vi khuẩn phát sinh và gây bệnh.

Các mẹo chữa viêm chân răng tại nhà tuy có hiệu quả nhưng hiệu quả này chỉ được duy trì tạm thời và thường tái phát khá nhanh. Nếu muốn điều trị tận gốc vấn đề bạn cần tới trung tâm nha khoa để nha sỹ trực tiếp thăm khám.

Với mỗi tình trạng, mức độ viêm chân răng khác nhau thì nha sỹ sẽ có sự điều chỉnh khác nhau về cách điều trị. Thông thường, lấy cao răng sẽ được thực hiện trước tiên nhằm loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây nên bệnh viêm chân răng. Tiếp đó, bênh lý có thể được điều trị bằng cách áp dụng các loại thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng tiêu viêm. Tuy nhiên, bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của nha sỹ. Một số biện pháp xử lý gốc răng, thậm chí phẫu thuật cũng sẽ được tiến hành nếu tình trạng viêm chân răng của bạn trở nên nghiêm trọng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phòng tránh cũng như chữa trị bệnh lý viêm chân răng hiệu quả hơn.

Được tạo bởi Blogger.