Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Răng sâu nặng vỡ lớn làm sao khắc phục?

Bọc răng sứ là giải pháp không còn xa lạ giúp bạn phục hình răng sứt mẻ, răng vỡ đem lại nụ cười tươi xinh nhanh chóng và hiệu quả bền lâu, nhất là khi được phục hình bằng công nghệ CT 5 chiều. Thông thường thì tình trạng sâu răng chủ yếu là do vi khuẩn gây nên khi chúng tác động vào các mảng bám chứa tinh bột và đường trên răng, tạo ra các axit. Vậy đối với trường hợp răng bị sâu nặng và vỡ lớn thì có khắc phục được bằng phương pháp bọc sứ không?

Nguyên nhân gây nên tình trạng răng sâu
Muốn biết được răng bị sâu nặng và vỡ lớn khắc phục thế nào tốt nhất? Trước hết bạn cần phải nắm được đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?


Chính axit sẽ là tác nhân tác động lên răng, sau đó dần ăn mòn cấu trúc của răng, bắt đầu từ men răng và sau tiến dần đến ngà răng bên trong. Sâu răng thường gặp nhất ở mặt nhai hoặc kẽ răng – nơi mà bàn chải khó vệ sinh và dễ bỏ qua.

Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng sâu răng là những cơn đau nhức kéo dài và cho đến khi cấu trúc của răng bị phá hủy dẫn tới vỡ mẻ lớn thì tình trạng sâu răng đã trở nên rất nghiêm trọng, đòi hỏi cần có một phương pháp điều trị.

Răng bị sâu nặng và vỡ lớn khắc phục thế nào là tốt nhất?
Vậy thì răng bị sâu nặng và vỡ lớn phải khắc phục bằng cách nào tốt nhất? Việc điều trị răng sâu sẽ được tiến hành trước tiên bằng thao tác nạo sạch vết sâu. Nha sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để làm sạch các mô răng bị bệnh.

Việc làm sạch vết sâu có tác dụng loại bỏ tất cả các mầm mống gây bệnh, tránh tình trạng ủ bệnh và tái phát sâu răng sau này. Thao tác nạo vết răng sâu cần được tiến hành chính xác để khéo léo loại bỏ hoàn toàn mô răng bệnh mà không xâm lấn đến các mô răng khỏe, tránh gây ê buốt, đau nhức quá nhiều.


Thông thường, đối với trường hợp răng bị sâu nặng và vỡ lớn thì có hai cách khắc phục chủ yếu là hàn răng và bọc răng sứ. Hàn trám răng là cách sử dụng chất liệu trám là amalgam trám bít vào chỗ răng sâu nhằm tái tạo lại hình dáng cũng như ngăn vi khuẩn xâm nhập trở lại. Phương pháp này khá đơn giản nhưng độ bền không quá cao do gặp vấn đề về độ bám dính của vật liệu trám đối với bề mặt răng.

Trường hợp răng bị mẻ ít thì hàn răng là cách khắc phục khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi vết sâu đã vỡ ở mức độ lớn thì tốt nhất bạn nên bọc răng sứ. Một mão sứ chụp bọc bên ngoài răng hàm từ mặt nhai cho đến chân răng sẽ giúp bảo vệ răng một cách tối đa. Răng sau khi bọc được phục hình một cách tối đa, đảm bảo ăn nhai tốt cũng như hạn chế sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.

Bọc răng sứ có độ bền khá cao, có thể hàng chục năm hoặc 20 năm mà bạn không cần phục hình trở lại. Đặc biệt là nếu được phục hình với công nghệ bọc sứ CT 5 chiều hiện đại nhất theo tiêu chuẩn Pháp hiện nay thì hiệu quả phục hình cho răng sâu sẽ đạt tối ưu, đảm bảo cả tính thẩm mỹ cũng như ăn nhai hoàn toàn bình thường.

Răng khôn bị sâu phải nhổ sớm

Bởi chỉ định nhổ răng khôn mà nảy sinh không ít thắc mắc liên quan đến việc nhổ răng khôn liệu có ảnh hưởng gì không. Để khỏi lo nghĩ về vấn đề này bạn nên tìm hiểu địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Răng khôn vốn là chiếc răng mọc trong cùng của hàm răng vì thế mà việc vệ sinh răng tương đối khó so với những chiếc răng khác trên cung hàm. 

Thêm vào đó, răng khôn lại là chiếc răng cối lớn nên khi ăn nhai thức ăn cũng dễ vương lại, tích tụ lâu dần tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến răng khôn bị sâu nặng.

Những lý do sau đây sẽ cho bạn biết răng khôn bị sâu nặng nên làm gì mới là cách tốt nhất:
+ Răng khôn mọc trong cùng của cung hàm, vì thế không đóng vai trò rõ ràng trong việc ăn nhai, cắn xé thức ăn.

+ Cũng bởi vị trí mọc đó mà chiếc răng khôn cũng chẳng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.

+ Là chiếc răng nằm gần răng số 6, số 7 (những răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai) nên thức ăn vẫn thường vô tình rơi đến vị trí của răng khôn, theo thời gian mảnh vụ bám dính răng tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn.

+ Răng khôn bị sâu nặng nếu không xử lý kịp thời sẽ lây lan ảnh hưởng đến các răng kế cận, lây lan đến xương ổ răng gây nguy điểm đến sức khỏe của toàn cơ thể.

+ Nhiều chiếc răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm đâm xiên không theo quy luật có thể dẫn đến xô lệch răng trên cung hàm, làm răng kế cận lung lay, nhiễm trùng…

Vì tất cả các lý do trên mà khi răng khôn bị sâu nặng bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ trong hầu hết các trường hợp.

Răng khôn bị sâu nặng ngoài ra có hướng điều trị khác không?
Trong một số trường hợp, răng khôn bị sâu nặng chưa chắc đã phải nhổ bỏ, nếu sau khi thăm khám và chụp Xquang bác sĩ nhận thấy chiếc răng mọc thẳng, vẫn đó vai trò ăn nhai thì có thể phương pháp hàn trám răng hoặc bọc răng sứ sẽ được áp dụng.

Nếu được chỉ định nhổ răng, đến với địa chỉ nha khoa uy tín thì những lo nghĩ ấy cũng sẽ được giải tỏa. Bởi vậy mà có không ít bệnh nhân đã lựa chọn Nha khoa với công nghệ nhổ răng không đau theo tiêu chuẩn Pháp và đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Những loại thuốc gây tê sử dụng đã được kiểm định an toàn, tác dụng cao bởi Hiệp hội Nha khoa Pháp ADF vì thế trong quá trình nhổ răng bệnh nhân sẽ không hề có cảm giác đau đớn.

Thêm vào đó, răng khôn bị sâu nặng cũng sẽ được bác sĩ xử lý hết sức cẩn thận để tránh còn sót chân răng khiến sâu răng có cơ hội tái phát. Vết thương để lại sau nhổ răng được hạn chế tối đa độ sâu và rộng giúp hạn chế tối đa biến chứng xảy ra.

Sau nhổ răng khôn, Nha khoa có chế độ chăm sóc hậu phẫu nhờ những trợ thủ nha khoa đắc lực. Bạn sẽ được cung cấp thuốc giảm đau có tác dụng trong vòng 72h thay vì 24h như trước kia nếu cảm giác quá đau nhức, cùng sự dặn dò về cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng được hẹn lịch tái khám với bác sĩ để đề phòng những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn bị sâu nặng.

Bệnh lý răng sâu phổ biến mọi lứa tuổi

Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa cho đến người già). Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng. Triệu chứng ban đầu là răng có chấm sâu đen nhỏ, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. 

Sau một thời gian răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn rắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng rắt vào. 

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong canxi và mềm hóa, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau, nhức gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm.

Nên đi khám bác sĩ răng hàm mặt để được chẩn đoán xác định và tùy từng mức độ mà có biện pháp xử lý kịp thời. 

Nếu răng sâu nông ở lớp ngà chưa đến tủy răng, bác sĩ nạo bỏ phần ngà răng bị sâu, nhằm ngăn chặn sâu tái phát, hàn theo dõi 7-10 ngày, sau đó không đau nhức mới hàn vĩnh viễn. Song vẫn phái theo dõi định kỳ vì răng vẫn có khả năng sâu tái phát.

Dùng kem đánh răng có chứa fluor, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Nếu đau nhức nhiều có thể đã bị viêm tủy, bác sĩ sẽ chữa tủy răng (điều trị nội khoa) sau đó phục hình răng.

Để đề phòng sâu răng, trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. 

Thói quen làm hại đến răng không ai ngờ

Những thói quen đối với bạn tưởng chừng tốt, nhưng theo nhiều kết quả cho thấy những thói quen đó hết sức có hại cho sức khỏe răng miệng của bạn. Vì vậy, nếu bạn có những thói quen nào dưới đây thì bạn nên loại bỏ ngay.

Uống nước ngọt có ga dành cho người chơi thể thao
Trong nước giải khát tổng hợp từ các thảo mộc có tính axit, đường, phụ gia làm suy yếu men răng, tạo nên những kẽ hở cho vi khuẩn bám vào của những người chơi thể thao. Vì vậy, trong quá trình tập luyện hay chơi thể thao để bổ sung nước cho cơ thể thì bạn nên uống nước lọc hay nước khoáng không có ga.

Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Đây có vẻ là thói quen tốt để bảo vệ răng chắc khỏe, nhưng thực tế cho thấy đánh răng không đúng thời điểm sẽ gây tổn hại đến men răng, gây nên chứng đau sâu răng.

Sau khi ăn xong, axit sẽ ngấm vào lớp men răng, việc đánh răng bằng bàn chải lúc này sẽ khiến axit thấm sâu hơn vào răng khiến làm mòn và làm ngà chân răng. Vì vậy. sau khi ăn bạn nên dùng chỉ nha khoa và chỉ nên súc miệng với nước.

Ăn quá nhiều tinh bột
Tinh bột có nhiều trong: bánh mì, bánh quy, mì ống… sẽ chuyển hóa thành đường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển.

Dùng răng làm dụng cụ
Việc dùng găng để mở nắp chai, xé nhãn mác, cắn bút, cắn túi nhựa … sẽ làm mòn men răng, gây tổn thương: gãy răng, nứt răng..

Ít tới khám bác sỹ
Theo kinh nghiệm của người trong dân gian: “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” khi bạn bị một triệu chứng liên quan đến răng miệng nên đến khám bác sĩ, vì bệnh miệng biểu hiện những bệnh nguy hiểm tiềm ẩn của sức khỏe của cơ thể.

Đối người bị nhiều lỗ trám, lỗ sâu .. nên đến gặp nha sĩ ít nhất 6 tháng một lần để biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Những thói quen trên gây tổn hại rất nhiều đến sức khỏe răng miệng và cơ thể. Hy vọng, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và cách nhìn nhận tốt hơn về cách vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Sâu răng diễn ra nhanh chóng ở trẻ em

Khi đã bị sâu răng thì tiến triển bệnh sẽ rất nhanh và cũng gây khó chịu, đau nhức cho trẻ giống như sâu răng trưởng thành vậy. Hơn nữa, nếu để răng sâu không hỗ trợ điều trị thì chiếc răng sữa này sẽ bị hủy hoại và rụng sớm, trước thời điểm của lịch rụng răng sữa để răng trưởng thành mọc lên.



Ba tuổi đang là thời kỳ răng sữa, bé lại mọc chưa đủ răng nên có thể là hệ răng của bé phát triển hơi chậm so với các trẻ khác. Cho nên, có thể thời điểm mọc răng trưởng thành của trẻ cũng có thể dài hơn bình thường. Khi đó, những chiếc răng sữa sẽ tồn tại với bé lâu hơn.Vì vậy việc duy trì và bảo tồn những chiếc răng sữa là cần thiết để hỗ trợ bé trong việc ăn nhai tốt hơn.

Ngoài ra, đúng như bạn nói, nếu bị sâu răng sữa mà không được hỗ trợ điều trị thì sự tiến triển của bệnh sẽ rất nhanh. Bởi vì răng sữa là hệ răng khá “mỏng manh”, không giống với răng trưởng thành. Răng sữa có phần mô và men răng rất mỏng, kích cỡ nhỏ nên rất dễ bị tổn thương và tấn công bởi bệnh lý răng. 

 Sự rụng răng sai lịch có thể là nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong mọc răng trưởng thành về sau, do mầm răng trưởng thành không được định hướng bởi răng sữa tại vi trí đó. Ngoài ra, tình trạng rụng răng sớm còn khiến cho việc phát âm sau này của trẻ bị ảnh hưởng và không được tròn tiếng.

Mặc dù răng sứ chỉ tồn tại trong khoảng vài năm, song việc hàn răng sâu cho bé vẫn nên làm để khắc phục tất cả những nguy cơ kể trên. Bạn có thể đến bất cứ trung tâm nha khoa nào, tuy nhiên nên chọn địa chỉ uy tín nhé. Nha khoa hiện có tất cả các dịch vụ răng miệng cho mọi lứa tuổi nên bạn có thể yên tâm khi đưa bé đến với trung tâm để hỗ trợ điều trị. Công nghệ trám răng Laser Tech mới sẽ giúp đảm bảo hàn trám đạt chất lượng tốt, hạn chế xâm lấn.

Sâu răng và những phiền toái xoay quanh

Một khi sâu răng xảy ra, chúng sẽ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Điều quan trọng là bạn phải biết cách tự chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình trước khi cầu cứu các nha sĩ. Một chế độ ăn lành mạnh cùng với vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ góp phần ngăn ngừa sâu răng.

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của cả gia đình thì những gì không nên ăn cũng quan trọng như những gì nên ăn. Thực tế cho thấy chúng ta thường ăn một cách thoải mái và không quan tâm đến sức khỏe răng miệng nói riêng và cơ thể nói chung.

Khi bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm sẽ được liệt kê sau đây, sâu răng sẽ có một cơ hội tốt để phát triển và điều trị sâu răng trở nên khó khăn hơn. Một số loại thức ăn không cần thiết cũng góp phần hoặc gây ra sâu răng.

Ngoài ra, dùng vừa đủ hoặc hạn chế các loại thức ăn dưới đây cũng giúp bạn làm giảm khả năng phát triển của sâu răng:

Đá lạnh
Nhiều người lớn và trẻ em có sở thích nhai đá lạnh và họ nghĩ rằng chúng chỉ là nước đóng băng nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng. Nhưng họ không biết rằng khi nhai đá cứng có thể dẫn đến những tổn thương cho răng và làm hư hại men răng.

Trái cây giàu axit
Thường xuyên tiếp xúc với trái cây giàu axit có thể dẫn tới bị ăn mòn men răng, làm cho răng dễ bị sâu theo thời gian. Vì thế cần ăn vừa đủ các loại trái cây như táo, cam, chanh,... để cung cấp đủ vitamin và không nên quá lạm dụng những loại trái cây này

Cà phê
Ở dạng tự nhiên, cà phê có thể là một sự lựa chọn lành mạnh. Nhưng tiếc thay, nhiều người thích thêm đường hoặc sữa. Cà phê có chứa caffeine gây nên khô miệng. Uống cà phê thường xuyên cũng gây nên ố răng. Khi uống cà phê thêm đường thì đây là điều kiện tuyệt vời cho vi khuẩn phát triển sâu răng.

Thức ăn dẻo
Nhiều người thích các loại trái cây sấy khô. Tuy nhiên, khi nhai thì loại thức ăn này trở nên dẻo là bám chặt vào răng. Khi thức ăn bám càng lâu trên răng thì xu hướng sâu răng càng tăng cao

Snack
Rất nhiều người thích các loại khoai tây trong các bịch snack. Thật không may là loại khoai tây đóng gói này có rất nhiều tinh bột và có xu hướng mắc kẹt trong răng.

Soda
Khi bạn ăn thức ăn ngọt và nhâm nhi đồ uống có đường và gas trong thời gian dài, vi khuẩn sẽ phân giải đường thành axit để tấn công men răng. Soda và các loại đồ uống có gas có tính axit. Điều này không tốt cho răng của bạn.

Rượu
Rượu gây ra tình trạng mất nước và khô miệng. Những người uống rượu quá mức có thế gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt. Điều này có thể dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Uống nhiều rượu nặng cũng làm tăng nguy cơ ung thư miệng.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện những điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình:
- Gặp nha sĩ để điều trị sâu răng (nếu có).
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa hằng ngày.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng có tính kháng khuẩn để giúp làm giảm các vi khuẩn gây sâu răng trong miệng.

Trên đây là các loại thực phẩm làm đẩy mạnh quá trình sâu răng, hạn chế các loại thực phẩm này cùng với việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp cho bạn có một hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm tho.

Được tạo bởi Blogger.