Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-rang-tre-em. Hiển thị tất cả bài đăng

Các răng vĩnh viễn quan trọng nhất là răng số 6, cần chữa sớm để nhai và duy trì khớp răng vĩnh viễn

Thông thường, khi bé từ 6 tháng – 10 tháng thì sẽ mọc răng sữa. Những chiếc răng đầu tiên này sẽ giúp bé làm quen với việc nhai thức ăn nên việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhai của trẻ.

www.google.gr/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/
www.google.at/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/
Những lưu ý khi nhổ răng trẻ em
- Các răng sữa mọc lên kích thích xương hàm phát triển, chuẩn bị cho việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Nếu nhổ răng sữa quá sớm, xương hàm không phát triển bình thường, không đủ chiều rộng sẽ khiến các răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ bị thiếu chỗ, dễ mọc ngầm, mọc lệch gây mất thẩm mỹ và dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng.

Nhận thấy có khá nhiều phụ huynh suy nghĩ rằng con mình còn nhỏ, còn răng sữa nên ít quan tâm tới việc chăm sóc răng cho bé. Thực tế cho thấy tỉ lệ trẻ em gặp các vấn đề răng miệng rất cao và cần phải thực hiện nhổ răng. Vậy bạn cần biết những lưu ý khi nhổ răng trẻ em là gì để có sự chuẩn bị tốt và tạo sự thoải mái cho trẻ.

- Nếu nhổ răng cửa và răng nanh cho trẻ quá sớm (trước 5 tuổi) thì nguy cơ xương hàm trước sẽ không được nở nang đều đặn khiến hàm trên dễ bị thụt lùi ra phía sau.

- Các răng vĩnh viễn quan trọng nhất là răng số 6, cần chữa sớm để nhai và duy trì khớp răng vĩnh viễn tốt. Nếu không may nó bị hư, mẻ, không phục hồi lại được thì nên quyết định nhổ sớm trước khi răng số 7 mọc càng sớm càng tốt, các mầm răng số 7 có thời gian di chuyển về phía gần ngay trong xương hàm và sau này sẽ mọc thế chỗ răng số 6 được.

- Phụ huynh không nên nhổ răng bằng chỉ cho trẻ, điều này rất nhiều ba mẹ làm với con mình. Việc làm này dễ gây chảy máu nướu răng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm. Ngoài ra nếu bé đang gặp một số bệnh như máu không đông thì việc tự nhổ răng tại nhà sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Chỉ định nhổ răng trẻ em khi:
• Đối với răng sữa:
- Răng sữa đến tuổi thay, bị lung lay và mầm răng vĩnh viễn đã mọc.
- Răng sữa bị nhiễm khuẩn, viêm tủy lâu ngày làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
- Răng sữa bị đau nhiều lần nhưng chữa không khỏi, vậy cần nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của bé.
- Cần nhổ những răng sữa làm cản trở việc mọc của các răng vĩnh viễn.


• Đối với răng vĩnh viễn
- Răng mọc lộn xộn, chen chúc gây mất thẩm mỹ cho toàn hàm.
- Khi thực hiện các phương pháp chỉnh nha như niềng răng cho hàm hô, hàm khấp khểnh thì trong một số trường hợp cần thiết có thể cần phải nhổ bỏ 1, 2 răng để tạo chỗ trống cho các răng dịch chuyển.
- Nếu nhổ răng số 6 trước khi răng số 7 mọc thì răng này sẽ di chuyển về phía trước và thay thế chỗ cho răng số 6.
- Nếu khi răng số 7 chưa mọc mà cả 3 răng cối số 6 đều có chỉ định nhổ thì nên nhổ luôn cả chiếc răng thứ 4 để xương hàm được cân đối hơn.
- Nếu nhổ răng số 6 sau khi răng số 7 mọc thì chiếc răng này sẽ nghiêng, gây trở ngại sự ăn khớp của hai hàm răng, có thể làm sai khớp cắn.

• Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
- Trẻ em còn nhỏ sẽ nhạy cảm hơn chúng ta rất nhiều nên trước khi nhổ răng phụ huynh nên giải thích trước với trẻ như gây tê sẽ chỉ hơi đau như kiến cắn và việc nhổ răng không hề đáng sợ chút nào, giúp bé được thoải mái và yên tâm hơn.
- Không nên để bé phải chờ đợi quá lâu hay nghe tiếng khóc của các bé khác để tránh làm bé lo sợ.
- Không nên để bé nhìn thấy kim tiêm hoặc các vật dụng nhổ răng khác.
- Bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng nhanh chóng, chính xác và nhẹ nhàng cho bé.

• Kỹ thuật nhổ răng sữa
- Kỹ thuật nhổ răng cho bé được các bác sĩ thực hiện cẩn trọng, nhẹ nhàng.
- Đối với những răng sữa có thân răng tốt, chân răng tiêu, răng lung lay nhiều: bác sĩ sẽ bôi tê quanh nướu (bằng mỡ Lidocain 5%) rồi nhổ răng bằng kìềm nha khoa chuyên dụng.
- Với những chiếc răng sữa có lỗ sâu quá lớn, chân răng có thể chỉ mới tiêu một phần, việc nhổ các răng này rất dễ ảnh hưởng đến các mầm răng vĩnh viễn. Lúc này, bác sĩ sẽ chụp một phim X- quang để xem xét, có thể phải nhổ theo cách chia chân. Nếu bình thường thì gây tê để nhổ răng bằng cây nạy và kìềm nha khoa.
- Nếu trong lúc nhổ bị gãy chân răng, thì bác sĩ sẽ khéo léo lấy chân răng ra, nhưng vẫn phải đảm bảo là không làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.

- Động tác nhổ :
+ Áp dụng giống nhổ răng người lớn.
+ Tư thế cũng giống như nhổ răng vĩnh viễn.
+ Các rng cửa sữa trên và dưới nhổ bằng cách xoay tròn.

Đối với răng sữa: không nên nạo gốc răng vì rất dễ gây nhiễm trùng mãn tính và tổn thương đến các mầm răng vĩnh viễn.

Nhổ răng trẻ em không hề đơn giản như chúng ta vẫn hay nghĩ. Đã có rất nhiều trường hợp ba mẹ tự nhổ răng ở nhà cho con gây nhiễm trùng, rách nướu…Vì vậy bạn nên tìm hiểu những lưu ý khi nhổ răng trẻ em để con trẻ mình có được sự thoải mái và an toàn nhé.

Biện pháp khắc phục và phòng tránh bé bị sâu răng

Giống như người lớn, răng sữa của bé cũng có hàng nghìn loại vi khuẩn cư trú tạo thành mảng bám. Vì vậy, cha mẹ nên học cách chăm sóc để tránh sâu răng sữa cho bé ngay từ sớm, thậm chí ngay cả trong giai đoạn mang thai. Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng sữa ở bé.

Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.
Do bé sử dụng quá nhiều đồ ngọt.
Do cha mẹ không biết cách chăm sóc răng cho bé.
Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng bé bị sâu răng sữa .

Nhiều cha mẹ nghĩ bé bị sâu răng sữa không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều này không hoàn toàn đúng:
Nếu răng sữa bị sâu và rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.
Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.
Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói.


Bạn nên lưu ý để phòng tránh sâu răng cho trẻ như sau:
Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.
Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể phòng tránh sâu răng cho trẻ bằng vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày với gạc sạch nhúng vào nước muối ấm (không nên pha nước muối quá mặn vì điều này cũng dễ phá hủy men răng bé).

Nếu trong điều kiện đi xa, không có gạc vệ sinh răng bé, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần bé bú, uống thuốc… Nếu bé đã đến tuổi sử dụng bàn chải và kem đánh răng, mẹ dùng loại dụng cụ này để vệ sinh răng lợi cho bé.
Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.
Phòng tránh sâu răng cho trẻ bằng cách hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ.
Phòng tránh sâu răng cho trẻ ngay trong việc tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng.
Pha loãng nước hoa quả đóng hộp với nước lọc và cho bé sử dụng.
Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.


Một khi răng bé đã mọc, điều quan trọng là tạo cho bé thói quen đánh răng hai lần một ngày. Khi đánh răng cho bé, sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride hai lần một ngày, vào buổi sáng sau khi bé ngủ dậy và vào buổi tối trước khi bé đi ngủ. Khi mới bắt đầu, chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluoride và tăng dần lượng kem đánh răng trên bàn chải mềm của bé. Nên chải nhẹ nhàng lên lưỡi của bé để loại bỏ vi khuẩn hình thành trên lưỡi. Cha mẹ nên đánh răng cho bé cho đến khi bé có thể tự làm lấy. Đánh răng cho bé còn giúp cha mẹ có thể kiểm tra bất kỳ những thay đổi nào xảy ra đối với hàm răng của bé, bao gồm răng mới mọc, bựa răng, những vết răng sâu.

Việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt cho bé bao gồm việc đánh răng và vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng việc sử dụng khăn mặt ướt và bàn chải đánh răng mềm. Vệ sinh và kiểm tra răng miệng cho bé một cách đều đặn có thể giúp bé không cảm thấy khó chịu khi mọc răng và phòng ngừa sâu răng cho trẻ.

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển răng vững chắc

Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn ngọt, không cho trẻ ăn quà vặt, bánh kẹo và cần vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ. Tăng cường cho trẻ ăn thức ăn giàu protein, canxi, phốt pho, vitaminA và D... để giúp cho răng phát triển vững chắc.

Nếu cơ thể không được dung nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng răng của bé không những mọc chậm mà sau khi mọc còn bị vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng. Khi bé được khoảng 6 tháng đến 2,5 tuổi là thời điểm quan trọng cho răng mọc và phát triền. Phụ huynh nên lưu ý cho bé ăn đẩy đủ chất và tăng cường: sữa, thịt, cá, tôm, cà rốt... Ngoài ra cùng nên cho bé ăn thức ăn có chứa fluor, như tôm cua, sò... fluor là yếu tố vi lượng không thể thiếu được cho việc bảo vệ răng. Chất fluor có trong men răng có tác dụng ngăn ngừa sâu răng.

Giúp bé có thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng. Phụ huynh nếu bị sâu răng không nên nhai thức ăn cho trẻ, để tránh vi khuẩn từ người sâu răng truyền sang. Trẻ được 1 tuổi trở đi, sau khi ăn cơm, hoặc trước khi đi ngủ không được ăn bánh kẹo. Bé dưới 1 tuổi trước khi đi ngủ có thể dùng khăn mềm lau răng lợi cho trẻ. Nếu răng của bé có hiện tượng sâu, phụ huynh nên kịp thời đưa con đến bệnh viện hoặc bác sĩnha khoa càng sớm càng tốt. Ngoài việc hàn răng thông thường, đối với các răng có lỗ sâu lớn hoặc tái lại nhiều lần nên bọc chụp răng sữa cho trẻ, chụp răng sữa trẻ em là chụp đúc sẵn và có thể làm ngay trong một lần hẹn



Trẻ từ 2 đến 3 tuổi, có hiện tượng răng cửa đen dần rồi cụt đi, người ta gọi đó là răng sún. Sún răng là một loại bệnh ở tổ chức cứng cùa răng sữa bị tổn thương, thường xảy ra ở nhóm răng hàm trên, lúc đầu ở phần giữa mặt ngoài răng cửa trên sát cổ răng xuất hiên một chấm đensau lan rộng theo một đường ngang sang mặt bên, men bị vụn làm gẫy thân răng.

Thường trẻ sún răng ít khi bị đau, các bậc cha mẹ thường lo lắng thân răng sẻ bị cụt đi sẽ khó nhổ và ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn. Do đó chỉ có các chân răng nào gây biến chứng sưng đau nhiều mới cần nhổ trước tuồi, còn các thân răng khác không gây biến chứng chỉ nhổkhi đến tuổi thay răng.

Giai đoạn phát triển răng trẻ qua từng thời kỳ

Xác định được giai đoạn phát triển răng của bé sẽ giúp đạt được kết quả tối đa khi điều trị niềng răng. Niềng răng cho cho trẻ quan trọng nhất là phải có kế hoạch điều trị hợp lý phù hợp với sự phát triển của bé. 

1. Giai đoạn răng sữa:
Giai đoạn này từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên đến khi 5 tuổi.
- Răng sữa sẽ đóng vai trò giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Nếu răng sữa mất sớm, răng sữa khác hoặc răng vĩnh viễn* sẽ di chuyển vào vị trí mất răng, làm răng vĩnh viễn bên dưới không có đủ chỗ để mọc, gây ra răng ngầm, mọc kẹt hoặc răng chen chúc. 

- Bé ở độ tuổi này hay có thói quen mút tay, bú bình, đẩy lưỡi, phụ huynh nên chú ý giúp bé bỏ những thói quen xấu này để tránh tình trạng răng vĩnh viễn* sau này mọc chìa ra (hay còn gọi là hô răng)

- Vì thế những sai lệch nếu có sẽ được bác sĩ chỉnh nha can thiệp kịp thời bằng các khí cụ nhằm điều chỉnh những lệch lạc về xương, cũng như hướng cho răng vĩnh viễn* mọc đúng vị trí.

2. Giai đoạn răng hỗn hợp:
Răng hỗn hợp từ 6 đến 12 tuổi. 
- Độ tuổi tốt nhất để khám xem có cần niềng răng hay không là 6-8 tuổi. Khi đó biểu hiện lệch lạc hàm răng đã rõ. 
- Đây là giai đoạn sự phát triển của trẻ khá ổn định và đều đặn qua từng năm. Những răng vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc là răng cối lớn trong cùng, răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên. 
Nếu thấy bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ niềng răng sớm để kiểm tra răng ngầm hay thiếu răng bẩm sinh

3. Giai đoạn răng vĩnh viễn: 
Răng vĩnh viễn từ 13 đến 21 tuổi 
- Giai đoạn này từ 13 đến 21 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển nhanh của trẻ, thường gọi là giai đoạn dậy thì. Trong giai đoạn này những vấn đề phát triển xương hàm (như hô hoặc móm) và răng (răng chen chúc, cắn sâu, cắn hở, v.v…) sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. 

- Đây thời điểm tốt nhất để chỉnh nha là khi trẻ vừa hoàn tất bộ răng vĩnh viễn (12-13 tuổi) có một vài trường hợp bé 10 tuổi đã thay toàn bộ răng.

- Phụ huynh cần lưu ý đến thời điểm dậy thì của trẻ, bởi sự phát triển của hệ thống xương hàm không nhất thiết phải tương quan với sự phát triển của răng (có khi xương hàm phát triển mạnh tạo ra hô hoặc móm trong khi trẻ chưa thay hết răng…). Nếu có thể can thiệp sớm thì sẽ dễ cải thiện hơn nhiều.

Như vậy, kết quả niềng răng cho trẻ đạt được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phụ huynh đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên về chỉnh nha. Đưa trẻ đến đúng thời điểm hoặc đến sớm có thể giúp bác sĩ kiểm soát được sự tăng trưởng của răng và xương, nhờ đó kế hoạch điều trị đạt được tốt nhất mà không phải nhổ răng hoặc phẫu thuật. Đưa trẻ đến muộn sẽ làm bác sĩ thụ động hơn, và kế hoạch đề ra chủ yếu là sửa chữa những sai lệch, chứ không còn là ngăn chặn và định hướng phát triển nữa.

Sâu răng diễn ra nhanh chóng ở trẻ em

Khi đã bị sâu răng thì tiến triển bệnh sẽ rất nhanh và cũng gây khó chịu, đau nhức cho trẻ giống như sâu răng trưởng thành vậy. Hơn nữa, nếu để răng sâu không hỗ trợ điều trị thì chiếc răng sữa này sẽ bị hủy hoại và rụng sớm, trước thời điểm của lịch rụng răng sữa để răng trưởng thành mọc lên.



Ba tuổi đang là thời kỳ răng sữa, bé lại mọc chưa đủ răng nên có thể là hệ răng của bé phát triển hơi chậm so với các trẻ khác. Cho nên, có thể thời điểm mọc răng trưởng thành của trẻ cũng có thể dài hơn bình thường. Khi đó, những chiếc răng sữa sẽ tồn tại với bé lâu hơn.Vì vậy việc duy trì và bảo tồn những chiếc răng sữa là cần thiết để hỗ trợ bé trong việc ăn nhai tốt hơn.

Ngoài ra, đúng như bạn nói, nếu bị sâu răng sữa mà không được hỗ trợ điều trị thì sự tiến triển của bệnh sẽ rất nhanh. Bởi vì răng sữa là hệ răng khá “mỏng manh”, không giống với răng trưởng thành. Răng sữa có phần mô và men răng rất mỏng, kích cỡ nhỏ nên rất dễ bị tổn thương và tấn công bởi bệnh lý răng. 

 Sự rụng răng sai lịch có thể là nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong mọc răng trưởng thành về sau, do mầm răng trưởng thành không được định hướng bởi răng sữa tại vi trí đó. Ngoài ra, tình trạng rụng răng sớm còn khiến cho việc phát âm sau này của trẻ bị ảnh hưởng và không được tròn tiếng.

Mặc dù răng sứ chỉ tồn tại trong khoảng vài năm, song việc hàn răng sâu cho bé vẫn nên làm để khắc phục tất cả những nguy cơ kể trên. Bạn có thể đến bất cứ trung tâm nha khoa nào, tuy nhiên nên chọn địa chỉ uy tín nhé. Nha khoa hiện có tất cả các dịch vụ răng miệng cho mọi lứa tuổi nên bạn có thể yên tâm khi đưa bé đến với trung tâm để hỗ trợ điều trị. Công nghệ trám răng Laser Tech mới sẽ giúp đảm bảo hàn trám đạt chất lượng tốt, hạn chế xâm lấn.

Vệ sinh kém dẫn đến chảy máu chân răng trẻ em có phải không?

Nguyên nhân chảy máu chân răng chủ yếu là do vệ sinh kém, các mảng bám tích tụ ở cổ răng hoặc viền lợi. Chính những mảng bám này sẽ hình thành nên cao răng và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên bệnh viêm chân răng, viêm nướu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh này như thiếu canxi và vitamin hay rối loạn chức năng gan và thận, tiểu đường và bạch cầu.



Nguyên nhân của chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng thường xuyên là một trong những dấu hiệu bệnh lý cho thấy nguy cơ về mặt sức khỏe. Chảy máu chân răng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh lý. Tuy nhiên, việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp hạn chế tính trạng chảy máu chân răng cũng như bệnh lý liên quan đến nha chu.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Như đã đề cập ở trên, chảy máu chân răng có nguyên nhân chủ yếu do viêm nha chu, viêm chân răng. Nếu như không được điều trị triệt để có thể dẫn tới lung lay răng, thậm chí rụng răng. Ngoài ra, chứng chảy máu chân răng còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

- Các bệnh về máu: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi. Trong đó, một dạng ung thư trong máu hoặc tủy xương có biểu hiện là thiếu thành phần đông máu dẫn đến xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau.

- Bệnh lý gan gây rối loạn đông máu do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.

- Các bệnh tiểu đường: Bênh tiểu đường liên quan đến mức độ sản xuất, hấp thụ đường và insulin trong máu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.

- Bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhồi máu cơ tim cũng có những dấu hiệu bệnh lý răng xuất phát từ chảy máu chân răng khi các tế bào tim chết do lưu lượng máu cung cấp cho tim bị gián đoạn và các mảng bám cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng đột quỵ do ngắn chặn máu lưu thông lên não.


Để phòng ngừa chảy máu chân răng, bạn nên vệ sinh răng miệng cho tốt để tránh viêm nướu, thường xuyên súc họng bằng NaCl 0,9%. Chải răng hàng ngày cũng giúp loại bỏ mảng bám – một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Tuy nhiên, nếu đánh răng không đúng cách thì dù đánh răng nhiều lần mỗi ngày răng miệng vẫn không sạch. Không những thế, việc đánh răng không đúng cách lặp đi lặp lại nhiều lần còn làm hại men răng và gây xước lợi. Nên dùng bàn chải đánh răng mềm, tránh chà xát mạnh làm trầy xước nướu răng.

Phương pháp đánh răng đúng là không bỏ sót mặt răng nào, nên đánh răng theo thứ tự sau: mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, hàm trên trước, hàm dưới sau. Chỉ nha khoa cũng được khuyến cáo sử dụng để làm sạch mảnh vụn thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, bạn nên đi thăm khám và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng để loại bỏ mảng bám trên răng.

Được tạo bởi Blogger.