Sâu răng là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, chủ yếu do chăm sóc răng miệng không tốt. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu về dài sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, thậm chí có thể gây mất răng. ảnh hưởng đến các răng xung quanh và toàn bộ khớp cắn trên cung hàm. Dưới đây là các yếu tố gây sâu răng mà bạn cần biết để phòng tránh.
Các yếu tố gây sâu răng có rất nhiều, tuy nhiên, các bác sỹ có thể tóm tắt trong 3 điều sau đây.1. Vi khuẩn là một trong các yếu tố gây sâu răng
Xem thêm
►http://implantkimdentistry.edu.vn/giai-phap-tam-biet-hien-tuong-rang-e-buot.html
Vi khuẩn Streptococcus mutans có trong miệng được coi là nguyên nhân gây ra sâu răng. Đồng thời chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ tạo thành những mảng bảm và lên men biến thành acide do tác động của vi khuẩn. Theo nghiên cứu, sau 24h, có tới 95% các chủng vi khuẩn nuôi cấy được trên mảng bám. Các acid sinh ra từ các chất có trên mảng bám góp phần gây bệnh sâu răng. Đó là lý do vi sao chúng ra nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút.
2. Chất đường trong thức ăn là yếu tố gây sâu răng phổ biến
Khi nói đến các yếu tố gây sâu răng, không thể không nhắc đến chất đường. Các nghiên cứu cho thấy sự liên quan trực tiếp giữa chế độ ăn đường và tỷ lệ bệnh sâu răng phụ thuộc vào cách thức và tần suất ăn đường hơn là tổng lượng đường tiêu thụ hàng ngày của mỗi chúng ta. Nguy cơ sâu răng sẽ cao hơn ở những người hay ăn các loại đường dính trên bề mặt răng. Sucrose – đường mía có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường khác. Trong nước bọt có yếu tố ptyalin (enzyme ptyalin) biến đổi tinh bột (amidon) thành đường (Fructose, glucose), từ đó vi khuẩn sẽ lên men các chất đường tạo thành axít lactic phá hủy men và ngà răng.
3. Men răng và ngà răng yếu
Nếu men và ngà răng yếu, thì các chất có tính acid sẽ dễ dàng ngấm vào những điểm yếu và phá hủy men răng. Tình trạng men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa sẽ gây ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng. Do khả năng hòa tan men tỷ lệ nghịch với nồng độ fluor của men răng vì thế với men răng thiểu sản hay men kém khoáng hóa thì khả năng tái khoáng kém hơn răng bình thường. Từ đó, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm lấn và gây sâu răng.
Ngoài các yếu tố gây sâu răng trên thì sự bất thường của tuyến nước bọt cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc cũng như tốc độ tiến triển của bệnh sâu răng do khả năng bảo vệ răng khỏi các acid gây sâu răng kém hơn. Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ, nhất là với trẻ nhỏ, nếu cho bú bình kéo dài với sữa và các loại chất ngọt, đặc biệt là bú trong khi ngủ sẽ làm tăng tỷ lệ sâu răng. Việc chỉnh nha, dùng hàm giả bán phần hay trám răng sâu không đúng quy cách làm tăng khả năng lưu giữ các mảng bám thức ăn, vi khuẩn từ đó làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
Khi có dấu hiệu sâu răng, bạn nên trực tiếp đến phòng khám để được các nha sĩ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra phương án chữa sâu răng hiệu quả nhất.
Vi khuẩn Streptococcus mutans có trong miệng được coi là nguyên nhân gây ra sâu răng. Đồng thời chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ tạo thành những mảng bảm và lên men biến thành acide do tác động của vi khuẩn. Theo nghiên cứu, sau 24h, có tới 95% các chủng vi khuẩn nuôi cấy được trên mảng bám. Các acid sinh ra từ các chất có trên mảng bám góp phần gây bệnh sâu răng. Đó là lý do vi sao chúng ra nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút.
2. Chất đường trong thức ăn là yếu tố gây sâu răng phổ biến
Khi nói đến các yếu tố gây sâu răng, không thể không nhắc đến chất đường. Các nghiên cứu cho thấy sự liên quan trực tiếp giữa chế độ ăn đường và tỷ lệ bệnh sâu răng phụ thuộc vào cách thức và tần suất ăn đường hơn là tổng lượng đường tiêu thụ hàng ngày của mỗi chúng ta. Nguy cơ sâu răng sẽ cao hơn ở những người hay ăn các loại đường dính trên bề mặt răng. Sucrose – đường mía có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường khác. Trong nước bọt có yếu tố ptyalin (enzyme ptyalin) biến đổi tinh bột (amidon) thành đường (Fructose, glucose), từ đó vi khuẩn sẽ lên men các chất đường tạo thành axít lactic phá hủy men và ngà răng.
3. Men răng và ngà răng yếu
Nếu men và ngà răng yếu, thì các chất có tính acid sẽ dễ dàng ngấm vào những điểm yếu và phá hủy men răng. Tình trạng men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa sẽ gây ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng. Do khả năng hòa tan men tỷ lệ nghịch với nồng độ fluor của men răng vì thế với men răng thiểu sản hay men kém khoáng hóa thì khả năng tái khoáng kém hơn răng bình thường. Từ đó, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm lấn và gây sâu răng.
Ngoài các yếu tố gây sâu răng trên thì sự bất thường của tuyến nước bọt cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc cũng như tốc độ tiến triển của bệnh sâu răng do khả năng bảo vệ răng khỏi các acid gây sâu răng kém hơn. Thói quen ăn uống trước khi đi ngủ, nhất là với trẻ nhỏ, nếu cho bú bình kéo dài với sữa và các loại chất ngọt, đặc biệt là bú trong khi ngủ sẽ làm tăng tỷ lệ sâu răng. Việc chỉnh nha, dùng hàm giả bán phần hay trám răng sâu không đúng quy cách làm tăng khả năng lưu giữ các mảng bám thức ăn, vi khuẩn từ đó làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
Khi có dấu hiệu sâu răng, bạn nên trực tiếp đến phòng khám để được các nha sĩ thăm khám kỹ lưỡng và đưa ra phương án chữa sâu răng hiệu quả nhất.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét