Niềng răng có thể điều trị móm. Tuy nhiên, thực tế không phải loại móm nào niềng cũng có thể niềng răng được. Biểu hiện của móm rất dễ nhận biết đó là: xương hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngậm miệng răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, cằm lệch.
Móm làm cho gương mặt của bạn mất cân đối và hài hòa. Khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, tự ti với nụ cười của mình, bên cạnh đó móm còn gây khó khăn cho bạn trong vấn đề ăn nhai. Để điều trị móm, người ta nghĩ ngay tới niềng răng – chỉnh nha, nhưng thật sự niềng răng có hết móm hay không?
Nguyên nhân dẫn tới móm có thể là do di truyền hoặc những thói quen xấu thường gặp khi còn bé như mút tay, mút môi, đẩy lưỡi,…
Để thuận tiện cho việc chuẩn đoán và điều trị móm được chia thành 3 dạng chính: móm do răng, do xương hàm hoặc do cả xương hàm và răng.
Các phương pháp điều trị móm
Móm do răng: với dạng móm này vấn đề chính nằm ở phần răng cửa, phương pháp điều trị đơn giản. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì phần răng và xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng. Khiến cho răng của hàm trên kém phát triển, làm gương mặt bị gãy, trông mất thẩm mỹ. Bác sĩ thường chọn phương pháp niềng răng để điều trị cho trường hợp này gồm có niềng răng tháo lắp và niềng răng cố định.
Móm do xương hàm: có thể do hàm trên kém phát triển, hàm dưới phát triển quá mạnh, hoặc do dị tật khe hở vòm miệng làm xương hàm trên thiếu hụt kích thước khiến cho răng hàm trên luôn ở phía trong so với răng hàm dưới.
Để điều trị móm do xương hàm cần phải phẫu thuật tạo hình, phương pháp này mang lại cho bạn một hàm răng đẹp chỉ sau một lần điều trị. Phẫu thuật móm được ưa chuộng trên thế giới, bởi bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, nó còn đảm bảo về sự an toàn, không làm ảnh hưởng tới chức năng vùng răng, hàm, mặt.