Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-ly-rang-mieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Tác hại của răng lệch khớp cắn.

Răng lệch khớp cắn là tình trạng phổ biến và có nhiều mức độ khác nhau. Để điều trị tốt tình trạng này chúng ta cần xác định rõ nó thuộc trường hợp sai lệch nào. Và nếu cố tình để tình trạng sai lệch khớp cắn kéo dài thì sẽ gặp phải vấn đề răng miệng không mong muốn. Đây là những tác hại của răng lệch khớp cắn bạn có thể tham khảo để thấy được những nguy hiểm đang rình rập khi mình mắc vào một trong các dạng sai khớp cắn.

Tác hại của răng lệch khớp cắn.

♦ Với những ai bị móm, khả năng cắn xé thức ăn kém, dẫn đến khó ăn, cấu trúc hàm không chuẩn nên thường gây hiện tượng nói chuyện không chuẩn từ. Dị tật răng nanh ngầm thường xảy ra ở nhóm này nên việc điều trị chỉnh nha, niềng răng chỉnh nha là điều cần thiết.

Xem thêm

♦ Với người bị vẩu, nhìn trực diện, gương mặt khá khó coi do cấu trúc gương mặt hơi nhọn giống “tinh tinh”, ngoài ra họ còn hay bị tình trạng hở nướu (khi cười thấy nướu nhiều hơn răng) nên gây cho người đối diện cảm giác không thoải mái.

Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

♦ Khớp cắn hở khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc cắn xé thức ăn, ảnh hưởng đến việc ăn nhai nên cần phải chỉnh nha, niềng răng đóng khoảng hở lại.



♦ Những bạn bị khớp cắn đối đầu thường gặp khó khăn trong ăn nhai do mặt tiếp xúc của nhóm răng sau không chuẩn. Do vậy, nhóm này cần được chỉnh nha, niềng răng đưa nhóm răng trước hàm trên ra ngoài và đóng khoảng cách giữa 2 hàm ở nhóm răng trong.

♦ Những bạn bị khớp cắn sâu thường bị khó khăn trong cắn xé lẫn ăn nhai nên cần chỉnh nha, niềng răng để khớp cắn đúng, giúp việc ăn uống dễ dàng hơn.



Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người

♦ Khớp cắn chéo nặng có thể gây méo, lệch cằm, còn nhẹ hầu như không gây hiện tượng gì nên đây là trường hợp cũng không bắt buộc phải chỉnh nha, niềng răng.

Do vậy răng lệch khớp cắn cần được điều trị sớm bằng cách niềng răng để vừa chỉnh lại khớp cắn cho chuẩn tỷ lệ, đồng thời điều chỉnh răng sao cho đẹp. Trong trường hợp sai lệch khớp cắn có liên quan đến lệch khớp hàm thì có thể sẽ phải niềng răng kết hợp với phẫu thuật hàm.

Bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè


Với thời tiết nóng nực thì với sức đề kháng yếu của trẻ sẽ rất dễ mắc phải một số bệnh. Sau đây là 6 căn bệnh mà thường gặp phải ở trẻ vào mùa hè, phụ huynh hãy đọc kỹ để biết cách xử lý nếu chẳng may bé nhà mắc phải nhé.

Bài viết liên quan



6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè :

Khám răng cho bé ở đâu tốt tphcm

Trong mùa hè các trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường mắc 6 bệnh gồm : Bệnh rôm sảy ở trẻ , bệnh tiêu chảy , bệnh chân tay miệng , bệnh sốt xuất huyết , bệnh viên màng não , và bệnh sởi . Ngoài ra còn rất nhiều trẻ bị say nắng và ngộ độc thực phẩm
Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cho trẻ và trẻ sơ sinh trong mùa hè các ông bố bà mẹ xem qua .

Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh trong mùa hè :

+ Nguyên nhân :
– Do thời tiết nóng lực , gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt , rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh rất nhiều . Trong khi trẻ không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém như việc tắm trẻ tại nhà , rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.

+ Cách phòng tránh :
– Bạn thường xuyên tắm bé tại nhà và vệ sinh cho bé  . Bạn dùng các loại lá như rau diếp cá  , lá kinh giới để tắm cho bé trong mùa hè nóng lực vừa phòng tránh cũng như chữa cho trẻ khỏi bị rôm sảy .
– Đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn, cho trẻ uống nước.
– Không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắt đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.
Bệnh tiêu chảy ở trẻ trong mùa hè :

+ Nguyên nhân :
– Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm, ăn hoa quả sống rửa không sạch. Nếu thấy các triệu chứng nổi bật như: Số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày); Đau bụng (từng cơn hay liên tục, mót rặn hoặc đau quanh hậu môn); Buồn nôn hay nôn.
– Hoặc có thể do trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, kém hấp thu dưỡng chất, bị dị ứng thức ăn, dị ứng với sữa hoặc bà mẹ sử dụng quá nhiều thức ăn hoặc thuốc có tính chất nhuận tràng trong giai đoạn cho trẻ bú,…

+ Cách phòng tránh :
– Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác, cách chăm sóc trẻ sơ sinh  đúng cách mà một ngày đi 3-5 lần, phân đôi khi có nước, phân hoa cà, hoa cải…, nếu trẻ không sốt, bú, ngủ bình thường, thì không có gì đáng lo, đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ bú mẹ.cho trẻ bú ít nhất 6 tháng để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cho bé .

– Thường xuyên tắm cho bé và vệ sinh cho bé hàng ngày .
– Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiêu chảy bạn hãy mang đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để các bác sĩ tư vấn và chữa trị .

Bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh trong mùa hè :

+ Nguyên nhân :
Do thời tiết nóng lực , gây đau họng , sổ mũi đó là triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm virus từ 3- 5 ngày . Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch làm nhiều người mắc. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn đến tử vong ở trẻ .

+ Cách phòng tránh :

– Thường xuyên vệ sinh tắm cho trẻ sơ sinh và cách trẻ hàng ngày vệ sinh sạch sẽ cho trẻ .
– Hiện tại chưa có vacxin để để tiêm phòng cho trẻ nên các biện pháp phòng ngừa . Nếu phát hiện trẻ mắc bệnh chân tay miệng hãy mang trẻ đến các bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị cho trẻ .
Bệnh sốt xuất huyến ở trẻ trong mùa hè :

dau hieu benh sot xuat huyet o tre+ Nguyên nhân :
– Do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra  .
– Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại. Trẻ không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy.
– Trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt này tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất.
– Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên.
– Chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu (đi ngoài phân đen).
– Nặng hơn trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt.

+ Cách phòng tránh :

– Bạn thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ .
– Khi ngủ bạn mắc màn cẩn thận không cho muỗi bay vào  và vệ sinh giường của trẻ thường xuyên .
– Nếu trẻ mắc bệnh gia đình cần mang trẻ đến các trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để kiểm tra . hoặc bạn cũng có thể gọi dịch vụ y tế tại nhà đến kiểm tra có thể được truyền nước tại nhà nếu cần sẽ chuyển đến bệnh viện sau. xem tình trạng của bé như thế nào .
Bệnh viên màng não ở trẻ :

+ Nguyên nhân :
– Do thời tiết nóng lực gây nên và do trẻ mắc bệnh chân tay miệng biến chứng thành bệnh viên màng não ở trẻ .

+ Cách phòng tránh :

– Các ông bố bà mẹ cần vệ sinh như tắm cho bé và chăm sóc bé thật tốt . Tránh tình trạng trẻ mắc bệnh chân tay miêng .
– Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh viên màng não hay mang trẻ đến bệnh viện để kịp thời chữa trị.

Bệnh sởi ở trẻ trong mùa hè :

+ Nguyên Nhân :

– Bệnh sởi ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên . Bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp .

– Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: có sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.

+ Cách phòng tránh :

– Bạn hãy đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi  theo đúng lịch tiêm phòng vắc xin sởi .
– Ngoài ra bạn thường xuyên vệ sinh thân thể cho các trẻ nhỏ để tránh trẻ mắc 1 số bệnh về đường hô hấp .
Ngoài 6 bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè còn 1 số bệnh khác như ngộc độc thực phẩm và say nắng ở trẻ mà các bậc phụ huy cần chú ý đến trẻ .Để trẻ có 1 sức khỏe lành mạnh trong mùa hè này.

Nếu có dấu hiệu bất thường ở trẻ, phụ huynh tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để kiểm tra, tránh tình trạng xấu xảy ra.

Hậu quả của chữa tủy không sạch

Khi bệnh nhân bị viêm tủy gây mất răng, bác sĩ sẽ lấy sạch tủy sau đó điều trị tốt các bệnh lý răng miệng liên quan, nhổ răng hỏng và trồng răng giả cho bệnh nhân. Nhưng trong quá trình chữa tủy có thể bác sĩ sẽ để sót tủy và hậu quả của chữa tủy không sạch gây ảnh hưởng cũng như tổn thương rất lớn cho răng miệng.

Hậu quả của chữa tủy không sạch

Một thời gian dài sau khi bệnh nhân được làm răng giả, bệnh nhân luôn cảm thấy bị đau, nhức và sưng ở chỗ nướu răng tại khu vực răng giả, đặc biệt ở bên trên phần nướu thấy có một chỗ lồi lên màu trắng. Những khi ấn vào vùng lồi lên màu trăng đó thấy có chất nhầy nhầy màu vàng đục chảy ra, đôi khi không thấy gì.

Xem thêm

Những triệu chứng xuất hiện trên cho thấy chắc chắn răng của bạn không được lấy tủy hoặc có được chữa trị nhưng không đạt yêu cầu dẫn đến việc bị nhiễm trùng, tạo nên một ổ mủ ở vùng chóp gốc răng mang răng giả. Khi bệnh nhân thấy có những dấu hiệu đó xuất hiện thì có thể sẽ tới nhà thuốc tây mua thuốc về tự uống. Và mặc dù việc uống thuốc có thể giúp bệnh nhân ngưng đau sau một thời gian nhưng điều này chỉ là biện pháp nhất thời và bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên uống thuốc vì nhiều lí do:



Thứ nhất: Bệnh không thể khỏi hẳn nếu chỉ dùng thuốc.

Thứ 2 : Bệnh sẽ tái phát đi tái phát lại nhiều lần và ổ mủ trong xương hàm sẽ ngày càng lớn dần, có thể gây hại đến những răng vẫn còn khỏe mạnh ở bên cạnh sau đó lây lan ra toàn hàm.

Hơn nữa, việc mua thuốc mà không có chỉ định không có toa thuốc của bác sĩ dễ dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị lờn thuốc gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Vì thế, bệnh nhân nên đến phòng khám Răng Hàm Mặt càng sớm càng tốt để điều trị và ngăn ngừa các tình trạng xấu sảy ra.

Khi đến Nha Khoa điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám và cho chụp CT, X- quang để xác định tình trạng, ổ sưng để bác sĩ kịp thời dùng biện pháp can thiệp. Nếu bệnh nhân muốn điều trị hết nhưng không muốn gây ảnh hưởng, phá bỏ răng giả thì có thể bệnh nhân phải trải qua một ca phẫu thuật điều trị nhằm điều trị xong.

Nếu bạn đang trong tình trạng kể trên thì hãy nhanh chóng tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời tránh để lâu dài gây ra tổn thương cho các răng khỏe mạnh khác.

Áp xe chân răng là như thế nào?

Áp-xe răng là một thuật ngữ "tổng quát" thường được dùng để chỉ trường hợp có một răng nào đó bị đau kèm theo đó có sưng trong miệng và có dấu hiệu tụ mủ hay đã có chảy mủ thực sự. Áp xe răng thường xảy ra như là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị, hoặc thủng, vỡ trong răng cho phép vi khuẩn vào bên trong răng.

Điều trị áp xe răng liên quan đến việc thoát ổ áp-xe và khu vực nhiễm trùng. Các răng có thể tự cải thiện ống chân răng, nhưng trong một số trường hợp nó có thể cần phải được can thiệp. Áp xe răng không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Có thể ngăn chặn một áp xe răng bằng cách chăm sóc răng thích hợp, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra răng miệng. https://phauthuathamhomom.com/mom-co-nieng-rang-duoc-khong/




Nguyên nhân chính gây áp xe răng là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Các thức ăn và mảng bám dính trên răng sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Áp xe răng là do biến chứng của bịnh hư răng. Cũng có thể do chấn thương răng, ví dụ lúc một răng bị gảy hoặc mẻ. Men răng bị vỡ ra làm vi trùng len lỏi vào tủy răng và nhiễm trùng tủy răng. Từ đó, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân răng và đi vào xương chống đỡ chân răng.

Nhiễm trùng gây ra một bọc mủ (các mô đã chết, vi trùng còn sống hoặc đã chết, bạch huyết cầu và làm sưng những mô trong cái răng. Hiện tượng này làm đau răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể không đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn còn hoạt động và vẫn tiếp tục lan ra, phá hủy các mô.

Những người bị sâu răng mà không chữa trị có nguy cơ bị áp xe răng rất cao. Khi bị sâu răng, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe. https://phauthuathamhomom.com/ham-mom-co-nhat-thiet-phai-phau-thuat/

Tuỳ vào nguyên nhân nào bác sĩ nha khoa sẽ phân biệt làm hai trường hợp áp-xe: Loại áp-xe này chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe chân răng là hậu quả của một bệnh lý tuỷ răng không được điều trị hay cũng có khi là một trường hợp điều trị nội nha thất bại. Áp-xe quanh răng: Loại áp-xe này bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe quanh răng là hậu quả của một trường hợp bệnh nha chu tiến triển đã lâu.

Diễn tiến rầm rộ thành một đợt viêm cấp: Sưng cả ở trong miệng và ngoài mặt. Mủ cương tụ nhưng chưa thoát được làm bệnh nhân rất đau nhức, răng có thể lung lay ít nhiều và bệnh nhân không thể nhai trên răng đó được. 

Diễn tiến khá lặng lẽ, mãn tính: Bệnh nhân có thể không đau nhức gì nhiều, không sưng ngoài mặt. Nhưng điểm sùi trên nướu tại vị trí răng đau khi cương khi xẹp . Mỗi chu kỳ cương - xẹp như vậy lại có một lượng mủ thoát ra. Mủ đó chính là sự huỷ hoại liên tục của mô xương bao quanh răng bị tổn thương.

Trong thực tế bệnh có thể khi thì diễn tiến cấp tính, khi thì diễn tiến mãn tính, và có thể thay đổi qua lại giữa hai trạng thái. Bệnh có thể diễn tiến như vậy thường là vì bệnh nhân không đi khám bệnh ở  mà tự "xoay trở" theo cách nào đó với hy vọng khỏi bệnh. Khi bệnh nhân tự ý dùng thuốc kháng sinh, bệnh đang diễn tiến cấp tính có thể lui  bệnh nhân tưởng đã khỏi bệnh. Nhưng không, bệnh không khỏi được, "nó" chỉ tạm "lui quân" thôi, và tiếp tục diễn tiến âm thầm bên dưới xương hàm. https://phauthuathamhomom.com/ho-loi-co-phai-rang/

Trong diễn tiến cấp tính, nếu độc lực vi khuẩn mạnh có thể bành trướng đi xa, lan vào vùng mô mềm lân cận tạo nên bệnh cảnh viêm mô tế bào. Từ lúc này, viêm nhiễm tại vùng răng miệng đã có thể lan đi khắp nơi trong cơ thể

Nguyên nhân gây viêm xương hàm

Viêm xương hàm hay viêm tủy xương hàm rất hay gặp, là tình trạng tổ chức tại đây bị viêm nhiễm. Xương hàm là vị trí xương dễ bị viêm hơn các xương khác do các yếu tố thuận lợi 


+ Răng bị nhiễm khuẩn cấp không được xử lý dẫn đến mãn tính và lan truyền vào xương hàm.

+ Qúa trình hình thành và mọc răng có thể biến chứng và viêm xương tủy hàm. https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-duong-ngo-quyen-hoan-kiem/

+ Xương hàm dưới dễ bị viêm hơn xương hàm trên do vị trí trũng dễ ứ đọng dịch tiết và chất nhiễm khuẩn, vỏ xương dày,…

+ Các ổ nhiễm khuẩn từ miệng, hố mũi, xoang hàm dễ xâm nhập vào xương hàm trên gây viêm xương hàm.



Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, nhai nuốt mà tổn thương này nếu không được điều trị kịp thời thì nhiễm khuẩn sẽ lan rộng gây viêm khớp thái dương hàm, có thể gây cứng khớp hàm, viêm cơ, nhiễm khuẩn mủ, nhiễm khuẩn huyết, gãy xương bệnh lý, biến dạng hoặc teo xương hàm, áp xe quanh hàm,…
Nguyên nhân gây viêm xương hàm

Nguyên nhân tại chỗ:

– Chấn thương gãy xương nhất là gãy xương hở hàm dưới.

– Nang răng hay u nhiễm khuẩn. https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-uy-tin-nhat-tien-giang/

– Các vấn đề về răng khác như: viêm quanh răng, viêm xương ổ răng, viêm quanh thân răng khôn, nhiễm khuẩn túi thân răng mọc ngầm.

– Răng bị nhiễm khuẩn viêm tủy hoại thư, viêm quanh chóp răng, biến chứng sau nhổ răng hay mọc răng khôn,…


Ngoài ra, một số viêm nhiễm phần mềm quanh xương hàm, viêm niêm mạc miệng, nhọt ở mặt, cụm nhọt, viêm quầng cũng là những nguyên nhân gây viêm xương hàm.

Nguyên nhân toàn thân:

Một số tác nhân như: mắc bệnh sởi, thương hàn, cúm, lao, giang mai,… cũng được xác định là nguyên nhân gây viêm xương hàm.

Viêm xương hàm tiến triển qua 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết cấp, giai đoạn làm mủ và giai đoạn tái tạo xương. Các triệu chứng viêm tủy xương hàm thường thấy là: đau ở vùng viêm quanh răng, các cơn đau liên tục tăng về đêm; sốt cao; thể trạng kém, suy nhược, mệt mỏi; hàm khít lại; hơi thở hôi; miệng bị sưng hay biến dạng một bên mặt,… https://phauthuathamhomom.com/nha-khoa-uy-tin-nhat-ha-noi/

Viêm xương hàm nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như đã nói ở trên. Do đó, cách tốt nhất để phòng bệnh là mọi người nên có ý thức vệ sinh răng miệng sạch sẽ, khám nha khoa định kỳ để phát hiện ra những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

Bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay như thế nào?

Răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, học nói, tạo nên sự phát triển của cấu trúc mặt và duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng cho răng vĩnh viễn mọc sau này không bị thiếu chỗ. Dưới đây là kiến thức cha mẹ cần biết về những bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ được chia sẻ:

Giai đoạn từ lúc mới sinh tới 6 tháng tuổi

1. Nanh
Đây là trường hợp thường gặp ở 75% trẻ sơ sinh, không phân biệt giới tính.
Biểu hiện lâm sàng:
- Là những nang nhỏ kích thước 1-3 mm, màu trắng, nằm rời rạc hay thành đám trên niêm mạc khẩu cái hay niêm mạc xương hàm. Trẻ mọc nanh có thể không gây ảnh hưởng gì hoặc cũng có thể gây biếng ăn và bỏ bú.

Xử trí: 
- Nếu không ảnh hưởng gì tới ăn uống tự nanh sẽ rụng.
- Nếu ảnh hưởng tới ăn uống như biếng ăn, bỏ bú thì phải đến các bác sĩ răng hàm mặt để chích nanh.

2. Tưa miệng
Triệu chứng:
- Có những mảng trắng như sữa bám vào niêm mạc miệng.
- Mảng trắng có thể đông đặc toàn bộ niêm mạc miệng và hàm họng.
- Khi đánh đi lớp nấm dày để lại lớp niêm mạc phía dưới chảy máu.
Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm Nystattin, mật ong hay glyxerin borat đánh sạch nấm ngày 3-4 lần.
Bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay như thế nào?
Bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ hiện nay như thế nào?

Giai đoạn từ 6 tháng tới 3 tuổi

1. Thời kỳ mọc răng sữa ở trẻ.
Trong giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung canxi vì đây là thời kỳ bắt đầu có sự biến động trên xương hàm do mọc răng. 
Sơ lược thời gian mọc răng sữa của trẻ: Thời kỳ này trẻ mọc đủ 20 răng sữa.
Hàm trên:
- 2 răng cửa giữa: 7 tháng.
- 2 răng cửa bên: 9 tháng.
- 2 răng nanh: 18 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 14 tháng.
- 2 răng cối lớn: 24 tháng.

Hàm dưới:
- 2 răng cửa giữa: 6 tháng.
- 2 răng cửa bên: 7 tháng.
- 2 răng nanh: 16 tháng.
- 2 răng cối nhỏ: 12 tháng.
- 2 răng cối lớn: 20 tháng.

2. Viêm loét miệng
Biểu hiện lâm sàng:
- Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt do bệnh toàn thân như: sởi, thuỷ đậu, sau sốt mọc răng sữa, trẻ vệ sinh răng miệng kém.
- Các nốt loét to nhỏ, có giả mạc trắng hay vàng, động vào dễ chảy máu.
- Trẻ bỏ ăn vì đau miệng. Sưng lợi mọc răng ở trẻ http://chamsocrangtreem.vn/sung-loi-moc-rang-o-tre/

Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày sau khi ăn.
- Cho kháng sinh toàn thân kết hợp.
- Cho thuốc giảm đau.
- Bôi thuốc chữa viêm loét.

3. Viêm lợi cấp
Thường gặp ở trẻ 6 tháng đến 3-4 tuổi, xuất hiện sau sốt mọc răng.
Biểu hiện lâm sàng:
- Trẻ sốt, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn do lợi đau và viêm tấy, chảy máu lợi, hơi thở hôi.
- Tại chỗ: Các viền và núm lợi gây viêm tấy đỏ, không bám mềm mại vào cổ răng, động vào dễ chảy máu.

Xử trí:
- Không dùng bột lá cây, dễ gây nhiễm trùng huyết (vì lợi đang viêm cấp).
- Đưa tới bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc.

4. Viêm lưỡi bản đồ mãn tính
Nguyên nhân: Bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do thiếu vitamin B, do dị ứng, di truyền, do có sự xáo trộn của chu kỳ thay thế tế bào lưỡi.
Biểu hiện lâm sàng: Trên mặt lưỡi có vùng trơn láng màu đỏ, viền trắng (trên đó là vùng gai lưỡi mất gai). Các mảng loang này thay đổi từ vùng này sang vùng khác. Có thời gian tự mất sau lại xuất hiện.
Xử trí: Chủ yếu vệ sinh răng miệng tốt. Trường hợp viêm loét lưỡi có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng.

5. Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng
Nguyên nhân: Do sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng.
Biểu hiện lâm sàng: Trẻ bị viêm lợi hôi miệng http://chamsocrangtreem.vn/tre-bi-viem-loi-hoi-mieng/
- Sâu men: Men bị axit phá hủy. Răng ê buốt nhẹ thoáng qua. Xử trí: Đánh răng thuốc có fluor.
- Sâu ngà: Axit phá hủy xuống ngà răng. Trẻ bị ê buốt nhiều khi uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai. Xử trí: Phải đi hàn răng.
- Viêm tủy: Sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm. Xử trí: Chữa tủy răng.
- Viêm cuống răng - abse lợi vùng răng tương ứng. Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau.

Xử trí: 
- Răng sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sưng tấy lần đầu có thể điều trị kháng sinh và bảo tồn răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi sưng tấy nhiều lần thì phải nhổ răng.
- Răng vĩnh viễn: Cố gắng chữa răng bảo tồn.
Giai đoạn 6-12 tuổi

1. Viêm lợi
Biểu hiện lâm sàng:
- Hơi thở hôi.
- Lợi chảy máu khi đánh răng.
- Lợi mềm, sưng đỏ, căng bóng.
- Có mảng bám vào răng xốp, mảng bám vào cổ răng.
- Ấn tay: Có mủ chảy ra quanh răng, răng lung lay, lợi phập phồng không bám sát cổ răng.

Xử trí:
- Vệ sinh răng miệng sáng tối.
- Lấy sạch cao răng.
- Dùng thuốc điều trị viêm lợi.
- Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt).

2. Thiểu sản men răng
Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.
Xử trí: 
- Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.
- Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

3. Răng mọc lệch lạc
Nguyên nhân: 
- Do cung hàm quá hẹp.
- Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.
- Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.

Xử trí:
- Nhổ răng sữa.
- Chỉnh nha thẩm mỹ (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).
Cách chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ:
- Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.
- Dùng kem đánh răng có flour.
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần. 

Ăn uống đủ chất đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.

Viêm quanh chóp răng có nguy hiểm không ?

Viêm quanh chóp răng là bệnh lý phức tạp phát triển âm thầm, khó nhận biết, gây tổn thương lớn cho người bệnh. Căn bệnh gây tổn thương quanh vùng chóp răng gây viêm tủy dẫn đến chết tủy, mất răng, nhiễm mô…nếu không được chữa trị kịp thời sẽ di căn gây đau đớn và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.



Nguyên nhân nên điều trị bệnh Viêm quanh chóp răng

1.Viêm quanh chóp răng là một bệnh răng miệng nguy hiểm
http://www.google.cz/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/
Bệnh viêm quanh chóp răng là căn bệnh về răng miệng phổ biến trên thế giới và nó không hề xa lạ gì với người Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì có tới 95% người mắc bệnh viêm quanh chóp là trên 35 tuổi. Đây là căn bệnh nguy hiểm và được xem là căn bệnh tai họa đối với nhân loại và được xếp thứ 3 sau bệnh ung thư và bệnh tim mạch.



2.Viêm quanh chóp răng gây đau buốt cho bệnh nhân và có nhiều biến chứng

Viêm quanh chóp có tỷ lệ biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời. Trường hợp Viêm quanh chóp răng rơi vào giai đoạn cấp tính sẽ gây ra một số biến chứng như: mất răng, gây viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm…Những biến chứng của bệnh tiếp tục gây nên những căn bệnh nghiêm trọng khác như: viêm mô tế bào, viêm xương tuỷ hàm, viêm xoang hàm, những bệnh này gây chảy dịch, đau đớn, gây mùi hôi khó chịu. Nặng hơn là người bệnh còn có nguy cơ bị bệnh đau tim và đột quỵ http://www.google.com.sa/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/cach-nho-rang-tre-em-dung-cach/


Khi cảm thấy răng miệng có dấu hiệu khác lạ thì bạn nên đến nha khoauy tín để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Dù bất kỳ bệnh lý răng miệng nào cũng nguy hiểm cho nên không nên để bệnh kéo dài. Sẽ không loại trừ được những nguy hiểm tiềm ẩn bên trong bệnh. Sức ảnh hưởng của bệnh lý răng miệng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân là rất lớn. Bởi vậy nên kiểm soát bệnh và có biện pháp điều trị sớm, kịp thời. http://www.google.co.kr/url?q=http://chamsocrangtreem.vn/nho-rang-sua-cho-tre-dung-cach/

Những triệu chứng sưng chân răng phổ biến

Sưng chân răng chỉ được coi là biểu hiện bên ngoài của các bệnh lý khác về răng miệng. Dựa vào dấu hiệu sưng chân răng để bác sĩ có thể chuẩn đoán các bệnh lý khác liên quan, tìm ra nguyên nhân chính của việc sưng chân răng và khoanh vùng điều trị.



Triệu chứng sưng chân răng được xem như chính là triệu chứng của các bệnh lý về răng miệng và tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân.



 Những bệnh lý thường gặp nhất viêm tủy, apxe tủy, viêm chóp, viêm xương ổ răng, viêm nướu,… đây đều là những bệnh lý làm cho chân răng bị sưng lên.


Các triệu chứng sưng chân răng cụ thể


Nguyên nhân chủ yếu gây nên triệu chứng sưng chân răng đều do những bệnh lý liên quan đến tủy răng, chóp răng và xương ổ răng hoặc nướu tùy theo cấp độ nặng nhẹ khác nhau.


Có hai mức độ sưng chân răng là viêm cấp và viêm mạn. Viêm cấp thường sẽ gây ra những cơn đau dữ dội trong 1 thời điểm nhất định. Còn viêm mạn không gây ra những cơn đau dữ dội nhưng cơn đau lại kéo dài và liên tục, lặp đi lặp lại trong 1 khoảng thời gian dài. Tuy nhiên dù viêm cấp hay viêm mạn thì khi thành cơn đau sẽ lan tỏa ra xung quanh, làm cho cơn đau trở nên cục bộ và bệnh nhân sẽ rất khó xác định được vị chí đau và viêm chính xác.

Những cơn đau nhức có thể diễn ra một cách tự nhiên, cũng có thể do tác động tự bên ngoài như ăn nhai, lực từ bên ngoài… Cảm giác đau sẽ lặp đi lặp lại, lúc đâu lúc lại không đau trong một khoảng thời gian nhất định, tần suất lặp lại những cơn đau phụ thuộc trực tiếp vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Nhưng chính điều nay sẽ làm cho bệnh nhân chủ quan, coi nó không có gì nghiêm trọng nên rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Sưng chân răng là biểu hiện mà bạn sẽ dễ thấy nhất bao gồm sưng nướu ở tại vị trí chân răng, nướu bị mọng đỏ, và nếu nặng hơn sẽ hơi có mùi, có mủ và đôi khi còn kèm cả máu.

Phương pháp điều trị các triệu chứng sưng chân răng

Khi thấy những dấu hiệu của sưng chân răng bạn cần phải đến gặp ngay các bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu hậu quả sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ, sẽ dẫn đến việc dùng không đúng thuốc, và có thể gặp những phản ứng phụ không mong muốn.


Những bệnh lý liên quan đến triệu chứng sưng tấy chân răng thường không phải là bệnh thông thường, nên những phương pháp tại nhà là rất khó để có thể chấm dứt tình trạng bệnh. Bạn cần phải lựa chọn những nha khoa uy tín, tại đó sẽ có đội ngũ bác sĩ giỏi giúp bạn chấm dứt hoàn toàn những hiện tượng đó.

Trong những trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi và lên phác đồ điều trị chi tiết để chấm dứt hoàn toàn bệnh lý, bằng các biện pháp chuyên khoa như lấy tủy nếu bị viêm tủy, loại bỏ các ổ viêm, làm sạch mùn ngà răng đã bị hỏng và phục hồi lại nếu có thể. Một số trường hợp đã bị quá nặng, các bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng để tránh làm ảnh hưởng đến các răng còn lại.

Tại Nha khoa Quốc tế , các phương pháp điều trị để được các bác sĩ lên phác đồ điều trị chi tiết và tỉ mỉ, đảm bảo tối đa việc bảo tồn răng thật và điều trị triệt để bệnh lý. Các bác sỹ phụ trách điều trị bệnh lý răng tại Nha khoa đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo chuyên cao, luôn đưa ra được những chuẩn đoán chính xác nhất và đảm bảo hướng điều trị an toàn, hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân.


Các phương pháp phòng ngừa triệu chứng sưng chân răng

Sưng chân răng trên thực tế chính là việc phù đại lên của lợi, nha chu bị sưng lên do việc bị viêm nhiễm gây ra. Nguyên nhân chính lại bắt nguồn từ vi khuẩn và cao răng do không chăm sóc răng miệng tốt. Vì thế, chăm sóc răng miệng tốt chính là cách để phòng ngừa triệu trứng sưng chân răng tốt nhất:

Khám răng và lấy cao răng định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/ 1 lần để ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn có thể phát triển và gây hại cho răng và nướu. Ngăn chặn sự phát sinh của các triệu trứng sưng chân răng, không cho vi khuẩn xâm nhập sâu phá hủy xương ổ răng, gây tiêu xương ổ răng, tụt nướu, chảy máu và sưng chân răng.

[Chia sẻ] Niềng răng cho trẻ em ở đâu tốt – Những tiêu chí lựa chọn


Chỉnh nha niềng răng là một kỹ thuật rất khó và ảnh hưởng nhiều đến khuôn mặt của trẻ sau này nên cần phải lựa chọn một phòng khám nha khoa an toàn uy tín? Vậy nên niềng răng cho trẻ em ở đâu tốt nhất?


>> răng sâu tới tủy
 

+ Bác sĩ thực hiện niềng răng

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ chỉnh nha là điều mà bạn phải quan tâm đầu tiên. Trình độ tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ, vì đó là người trực tiếp điều trị cho trẻ và họ chính là yếu tố quyết định đến 90% sự thành công của các ca điều trị. Bạn cũng nên tìm hiểu về các trường hợp mà bác sĩ đó đã điều trị, họ sẽ cho bạn biết thông tin về trình độ tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha đó, chất lượng dịch vụ của nha khoa đó như thế nào? Đó là những căn cứ đáng tin cậy mà bạn có thể tin tưởng.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc hiện đại

Phòng khám nha khoa có cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ làm bạn yên tâm hơn. Những trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến mới đảm bảo cho quá trình điều trị chính xác, nhanh chóng và đạt được kết quả như mong đợi.

Thuốc tây có chữa được đau răng?

(Tư vấn) Chào Nha Khoa KIM, cho em hỏi là có loại thuốc tây chữa đau răng nào không ạ? Tôi thỉnh thoảng lại thấy bị đau nhức răng dữ dội, hàm cứng và giảm dần sau 1, 2 ngày rồi hết mà không hiểu nguyên do vì sao. Hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại mỗi tháng một lần và không biết đến bao giờ mới khỏi dứt điểm. Vậy bác sỹ có thể tư vấn cho tôi các loại thuốc tốt để giảm đau được không? Tôi xin cảm ơn bác sỹ!


>> cắt xương hàm chữa hô

Thuốc tây chữa đau răng hiệu quả


Thông thường khi bị đau răng và chưa đi thăm khám nha sỹ, bạn có thể sử dụng những phương pháp từ dân gian để giảm cảm giác nhức buốt khó chịu. Ngoài cắn tỏi nóng, bạn còn có thể cắn gừng, nghệ tươi, kha tử,… Đặc biệt là gel lô hội có thể giảm đau rất tốt. Tuy nhiên, những vị thuốc nam này chỉ có tác dụng khi cơn đau ở mức độ nhẹ và ngắn. Nếu đau kéo dài và lặp đi lặp lại với tuần suất cao thì cần tính đến giải pháp khác.


Với những ca đau răng chưa rõ nguyên nhân, hoặc vì lý do nào đó mà chưa thể hỗ trợ điều trị được, bác sỹ thường kể cho bệnh nhân 2 loại thuốc giảm đau để được hỗ trợ điều trị ngoại trú gồm: giảm đau, kháng sinh, kháng viêm. Mỗi loại thuốc sẽ có những tác dụng hỗ trợ riêng, và phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người, vì thế, trước khi sử dụng, cần có sự tư vấn của y bác sĩ để được hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Đây là những loại thuốc khá thông dụng nhưng liều dùng cụ thể như thế nào thì cần được trực tiếp bác sỹ kê toa và hướng dẫn, không nên tự ý kết hợp vì các thành phần thuốc có thể tương tác với nhau theo chiều hướng xấu.

Đặc biệt, khi đau răng, bạn có thể tự bổ sung các loại Vitamin…. Đây đều là những loại thuốc cần thiết cho việc chữa đau nhức răng.

Tuy nhiên, dùng thuốc tây chỉ là giải pháp tạm thời không mang tính hỗ trợ điều trị. Đau răng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân và có thể là dấu hiệu quả nhiều bệnh lý. Ngay cả một cơn đau nhói dữ dội của răng trong 15 giây cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm khớp răng, viêm tủy,…

Vì thế, bạn không nên xem thường những cơn đau này và chỉ uống thuốc để cắt cơn đau. Việc bạn cần làm trước những cơn đau bất thường là tới nha sỹ để được thăm khám và xác định sớm khuyên nhân, giúp kiểm soát tốt được bệnh lý và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Hầu hết các trường hợp đau răng đều có liên quan đến các bệnh lý viêm như viêm răng, viêm tủy, nha chu,…. Những bệnh lý này không thể chỉ uống thuốc đau răng là sẽ khỏi mà cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị nha khoa chuyên sâu.

Nha Khoa KIM hội tụ đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ điều trị bệnh lý toàn diện và bác sỹ nội nha chuyên sâu nhiều kinh nghiệm nên đảm bảo có thể chữa đau răng tốt cho bạn.

Được tạo bởi Blogger.