Chữa trị răng trẻ em bị siết bằng cách nào ?

Những chiếc răng sữa của bé mọc lên đầu tiên ở hàm dưới, thường vào lúc bé được 6 tháng tuổi, thời gian này không cố định, có bé mọc răng sớm, có bé mọc răng rất trễ, đến thôi nôi mới mọc răng.




Một biểu hiện khác của sâu răng khá thường gặp ở hàm răng của trẻ là siết răng. Răng siết bị ăn đen, mòn dần, lâu ngày mòn hết thân răng, chỉ còn cái gốc cùn sát nướu răng, nhưng không đau đớn gì cả. 

Siết răng xảy ra ở cả những bé vệ sinh răng miệng rất tốt. Răng bị siết khiến răng bé yếu, không thể ăn nhai những thức ăn cứng dai được và có thể bị ê buốt răng…ảnh hưởng đến cân nặng, sức khỏe do không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.



Nguyên nhân chính gây răng trẻ em bị siết có thể do mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Và ngay cả khi mang thai, nếu người mẹ ăn uống thiếu canxi, dẫn đến men răng của bé bị yếu nên dễ bị siết. Vì vậy, có những trường hợp tuy bé không sử dụng nhiều đồ ngọt nhưng răng vẫn dễ bị sâu, yếu và mủn dần.

Cách điều trị răng siết hiệu quả

Khi răng trẻ em bị siết, bạn cũng không nên quá lo lắng, nhất là với trường hợp bé đang ở độ tuổi răng sữa. Các mẹ nên giúp bé hình thành thói quen chải răng đúng cách và thường xuyên để răng luôn sạch, ngăn ngừa sự ăn sâu của siết. Các phụ huynh nên nhớ, không nên cho bé dùng kem chải răng chung với kem chải răng của người lớn và nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần.


Bạn nên đưa ngay bé đến trung tâm nha khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp. Tùy vào tình mức độ răng siết và tình trạng sức khỏe của hàm răng mà bác sĩ sẽ giúp bé khắc phục những chiếc răng siết hiệu quả và an toàn. Tránh để tình trạng siết ăn lây sang hàm răng vĩnh viễn của bé sau này.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.