Sâu răng có cách nào chữa khổ không

1,5 tỉ người bị sâu răng trên thế giới là con số không nhỏ nói lên sự phổ biến của căn bệnh này. Tại sao căn bệnh này lại nhiều người mắc đến vậy, sau rang co chua khoi duoc khong? Hãy cùng nha khoa KIM tìm hiểu vấn đề này.
Sâu răng có chữa được không? (Ảnh minh họa)
Sâu răng là gì?
Bệnh sâu răng chính là sự tiêu hủy men răng và ngà răng, vi khuẩn sẽ tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng. Dần dần lỗ sâu phát triển sẽ khiến cho răng bị ăn mòn, nếu không chữa trị kịp thời có thể tạo ra một lỗ sâu lớn khiến cấu trúc răng bị vỡ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sâu răng, nhưng nguyên chính vẫn do thói quen sinh hoạt, cụ thể là chế độ ăn uống tiêu thụ quá nhiều đường. Đa phần vấn đề chăm sóc răng miệng bị người Việt xem nhẹ. Công tác tuyên truyền tỏ ra không mấy hiệu quả khi số người kiểm tra răng miệng thường xuyên không nhiều, việc chăm sóc răng miệng hằng ngày, đặc biệt là trẻ nhỏ ít được người lớn quan tâm tới, có nhiều người không đánh răng đủ số lần tối thiểu cần thiết trong một ngày và đánh sai quy cách.
Tìm hiểu thêm: 9 nguyên nhân gây sâu răng
Chỉ đến khi các vấn đề răng miệng trở nên trầm trọng, gây ra những cơn đau triền miên, dẫn đến khó ăn, khó ngủ, sức khỏe giảm sút thì người bệnh mới tìm tới bác sĩ nha khoa để chẩn đoán và điều trị.
Sâu răng có chữa được không?
Sâu răng cũng là một căn bệnh mạn tính nhưng lại cực kỳ dễ dàng để điều trị. Các lỗ sâu răng có thể được phục hồi bằng các biện pháp y tế cũng như kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
Bệnh sâu răng nếu được phát hiện sớm khi hố sâu răng chưa xuất hiện hoặc khi vi khuẩn chưa ăn sâu vào lớp ngà răng thì có thể ngăn chặn được. Điều này có thể thực hiện bởi chính người bệnh mà không cần dùng những biện pháp điều trị phức tạp, tốn kém. Người bị sâu răng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, chăm sóc răng miệng hằng ngày là có thể ngăn chặn được sự tiến triển của vi khuẩn.
Chăm sóc răng miệng đúng cách đề phòng và trị sâu răng hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, phần lớn ở Việt Nam khi phát hiện bị răng sâu cũng là lúc cấu trúc răng đã bị mủn, xuất hiện những hố sâu to, cấu trúc răng bị biến dạng. Giai đoạn này, người bệnh có thể điều trị sâu răng bằng một trong các cách sau:
Biện pháp tái khoáng phần sâu: Khi răng mới bị chớm sâu, hố sâu hình thành nhỏ, ta có thể sử dụng dung dịch gồm các chất Phosphate, Flourine, Calcium để trám và vùng bị sâu. Đây là cách đơn giản, không đau, an toàn mà hiệu quả.
Biện pháp loại bỏ phần răng bị sâu: Sâu răng phát triển tới giai đoạn muộn, khi hố sâu rộng, ta có thể dùng phương pháp loại bỏ phần răng bị sâu, sau đó hàn trám lỗ sâu răng. Hàn trám răng là việc sử dụng các vật liệu trong y tế hàn chắc vào răng, làm đầy chỗ khuyết của răng để thức ăn thừa không bám lại vào răng sâu. Biện pháp này góp phần găn chặn sự phát triển của vi khuẩn và đồng thời cũng khắc phục vấn đề thẩm mỹ, phục hồi chức năng cho răng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Phát triển âm thầm và nguy hiểm, vi khuẩn sâu răng đang là mối đe dọa tiềm tàng cho sức khỏe con người. Đừng để đến khi răng xuất hiện những triệu chứng trầm trọng mới đi khám bệnh, hãy kiểm tra và chăm sóc răng miệng thường xuyên để tránh những hậu quả nghiêm trọng sau này. nha khoa KIM xin gửi tới bạn đọc lời khuyên để phòng bệnh sâu răng:
Chải răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 1 lần trong ngày sau bữa tỗi.
Không nên ăn vặt bằng đồ ngọt.
Tham khảo sự hướng dẫn của các nha sĩ để chải răng đúng cách, nên để lông bàn chải nghiêng một góc 45 độ, động tác chải hất về phía mặt nhai hoặc chỉ xoay tròn quanh chân răng. Chải từng bề mặt răng cho tới khi sạch mảng bám.
Sử dụng thuốc đánh răng và nước súc miệng có chứa flouride làm men răng cứng hơn, chống lại được sự xâm nhập của vi khuẩn và axit.
Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, không nên dùng tăm bởi vì sử dụng tăm lâu ngày sẽ làm khoảng cách giữa các răng giãn ra do sự tác động của tăm. Hơn nữa, có thể chảy máu lợi nếu chẳng may người sử dụng chọc mạnh đầu tăm vào.
Sâu răng không đơn giản như nhiều người nghĩ. Nếu phát hiện sớm, chúng ta có thể dễ dàng điều trị mà không cần tốn nhiều công sức, chi phí. Nhưng nếu để vi khuẩn phát triển với những thói quen sinh hoạt nguy hiểm hằng ngày, sức khỏe bị ảnh hưởng bởi răng sâu và chúng ta có thể sẽ mất đi một nụ cười đẹp.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.