Hiển thị các bài đăng có nhãn chay-mau-chan-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ em bị chảy máu chân răng điều trị như thế nào?

So với người lớn thì hiện tượng chảy máu chân răng ở trẻ em ít gặp hơn nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể coi thường. 

Việc điều trị trẻ em bị chảy máu chân răng không đơn giản là làm sạch cao răng mà còn cần phối hợp với các phương pháp khác nhằm bảo tổn răng thật tối đa cho bé.
Nướu răng cùng với hệ thống dây chằng nha chu có nhiệm vụ bảo vệ và che đỡ cho chân răng được chắc chắn, giúp cho răng tránh được những tổn thương hay bệnh lý do vi khuẩn gây nên. Một khi nướu đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì nó không còn khả năng bảo vệ chân răng nữa.
Trẻ em bị chảy máu chân răng - Nguyên nhân do đâu?
Trẻ em bị chảy máu chân răng – Nguyên nhân do đâu?
1. Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu chân răng



Nguyên nhân gây ra chứng chảy máu chân răng chủ yếu là do viêm nướu mà cụ thể là do vi khuẩn trên răng gây nên khi vệ sinh răng miệng chưa tốt. Nguyên nhân là do các vi khuẩn gây viêm sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Ngoài ra, khi bị viêm nướu, trẻ đánh răng rất dễ bị chảy máu răng và nướu của trẻ có thể đau khi đánh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay, với trẻ nhỏ chưa mọc đầy đủ răng thì chảy máu chân răng nguy cơ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này là rất cao.

Sự thiếu hụt vitamin C cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Vitamin C là thành phần quan trọng có tác dụng trong sự trưởng thành của các sợi collagen bởi quá trình hydroxy hóa lysin và prolin. Khi vitamin C không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp collagen dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành, thành mạch yếu dễ dẫn đến xuất huyết ở các mức độ khác nhau. Trẻ bị viêm nướu thường có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn do đau nướu.

2. Trẻ em bị chảy máu chân răng điều trị như thế nào?

Chảy máu chân răng có liên quan đến bệnh viêm nướu, nếu tình trạng này không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này, do đó bạn không thể coi thường.
Đối với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng thật một cách tối đa. Trong một số trường hợp khi cao răng đã hình thành dưới nướu và quanh cổ răng thì nha sỹ sẽ làm sạch cao răng. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giúp cho nướu dần dần lành thương. Việc lấy cao răng cũng cần được duy trì 6 tháng/lần để nha sỹ có thể thăm khám và phát hiện các vấn đề răng miệng sớm nhất.

Bạn cũng có thể dùng thuốc theo toa của bác sĩ cho bé và lưu ý vệ sinh răng miệng của bé cho thật tốt, không cho bé đánh răng vì dễ đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm nướu răng. Dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn, làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.

Khi trẻ mọc răng bị chảy máu lợi phải làm sao? Đây luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ hiện nay. Chảy máu lợi hay chảy máu chân răng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ em. Tuy không gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu tình trạng này kéo dài, không được chữa trị dứt điểm thì có thể dẫn đến bệnh viêm nha chu, răng bị lung lay hoặc rụng mất…


Trẻ mọc răng bị chảy máu lợi – Nguyên nhân do đâu?
Trước khi tìm hiểu vấn đề bé mọc răng bị chảy máu lợi phải làm sao, bạn hãy cùng chúng tôi tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trước nhé. Điều này đảm bảo bạn có đủ kiến thức để giúp trẻ chăm sóc răng miệng tốt hơn.

Theo các chuyên gia nha khoa, tình trạng bé bị chảy máu lợi khi chải răng hoặc ăn nhai chính là một biểu hiện của bệnh viêm lợi. Bình thường lợi của trẻ có màu hồng nhạt, các mô nâng đỡ răng liên kết chặt chẽ với nhau và không bị chảy máu. Tuy nhiên, khi bị viêm nhiễm, lợi sẽ bị sưng đỏ, mềm, dễ chảy máu khi có tác động từ bên ngoài. Viêm lợi ở trẻ em thường bao gồm các nguyên nhân sau:
Lợi viêm nhiễm do trẻ mọc răng: Thường xảy ra khi trẻ bắt đầu mọc răng. Đầu tiên, phần lợi nằm trên chiếc răng chuẩn bị mọc sẽ bị sưng đỏ, đau nhức và có thể bị chảy máu một chút. Tuy nhiên, cha mẹ đừng quá lo lắng, tình trạng này chỉ làm tạm thời, lợi sẽ bình thường trở lại khi răng của trẻ mọc lên hoàn toàn.


Lợi viêm nhiễm do chế độ chăm sóc răng miệng kém: Nếu cha mẹ không chú ý giúp trẻ làm sạch răng miệng thường xuyên. Lâu ngày, thức ăn thừa mặc kẹt lại giữa các kẽ răng sẽ tạo thành mảng bám cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sống trong khoang miệng phát triển và sinh ra độc tố kích thích mô lợi, gây viêm nhiễm lợi.

Lợi viêm nhiễm do sang chấn cơ học: Các thói quen xấu của trẻ như xỉa răng bằng tăm, nhai thức ăn quá cứng, tật cắn móng tay, chải răng quá mạnh hay việc nhồi nhét thức ăn quá nhiều khi ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm lợi ở trẻ.

Vậy, bé mọc răng bị chảy máu lợi phải làm sao?
Trẻ mọc răng bị chảy máu lợi phải làm sao? Khi phát hiện con bé bị chảy máu lợi, bạn hãy quan sát kĩ tình trạng răng miệng của trẻ xem có phải đang mọc răng hay không? Nếu phải, tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi răng đã mọc lên hoàn toàn. Còn đối với trường hợp lợi bị viêm nhiễm, bạn hãy đưa trẻ đến ngay trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và điều trị nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách trị viêm lợi theo đông y như sau:
Cho trẻ súc miệng với nước muối ấm pha loãng: Bạn hãy pha một chút muối biển với nước ấm, sau đó cho trẻ súc miệng bằng hỗn hợp này 3 lần/ ngày. Thành phần sát khuẩn và kháng viêm có trong muối sẽ giúp trẻ nhanh chóng loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh, giúp hạn chế hiệu quả tình trạng chảy máu chân răng.
Lưu ý: Nếu trẻ quá nhỏ, không thể súc miệng bằng nước muối, bạn có thể dùng gạc mềm nhúng vào nước muối sinh lí NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho trẻ nhiều lần trong ngày. Hãy làm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu của trẻ.
>> http://phauthuathamhomom.com

Cạo cao răng nên đi bao lâu 1 lần?

Vệ sinh răng miệng là giữ sức khoẻ cho bạn. Trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, có thể bạn vệ sinh răng không sạch lắm sẽ để lại những mảng bám trên răng. Và mảng bám đó là vôi răng, vậy cạo vôi răng bao lâu 1 lần và cạo vôi răng xong có kiêng gì không? Xin giải đáp cho bạn ở phía dưới đây


Các vi khuẩn ẩn trong cao răng có thể gây các bệnh răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu với các biểu hiện như miệng có mùi hôi, chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống, lung lay và rụng răng, viêm họng, lở miệng, viêm amidan…

Bao lâu nên lấy cao răng 1 lần?

Cạo vôi răng là một quá trình điều trị nha khoa với các thao tác đơn giản, nhằm loại bỏ hết các vết bám và các mảng vôi bám quanh thân răng và dưới nướu răng. Tuy đơn giản nhưng đòi hỏi cần có sự tỉ mỉ, nhẹ nhàng thì mới có thể làm sạch hết các mảng bám bám và vôi này được. Thời gian cạo vôi răng sẽ kéo dài từ 15- 30 phút, nếu răng bạn có ít vôi thì thời gian đế lấy vôi răng sẽ nhanh hơn.
Việc cao răng hình thành nhiều hay ít còn tùy theo cơ địa và cách chăm sóc răng miệng của mỗi người. Một số trường hợp vôi răng hình thành rất nhanh, phải cạo vôi mỗi 3 – 6 tháng. Trường hợp vôi răng hình thành rất ít, bạn có thể nhờ bác sĩ làm vệ sinh răng miệng 1 năm/lần.

Lưu ý rằng, cao răng cần đi lấy định kỳ mới tốt. Việc tác động quá nhiều đến răng hoặc lấy cao răng mà khoảng cách giữa các lần lấy quá gần nhau là không nên. Tốt nhất bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra răng miệng, tùy theo điều kiện và tình trạng răng miệng của bạn.

>>> Lấy cao răng khi đang cho con bú
cạo vôi răng bao lâu 1 lần

Có thể lấy cao răng bằng bằng máy siêu âm hoặc dụng cụ cầm tay. Lấy cao răng bằng máy siêu âm được thực hiện nhanh chóng, mang lại cảm giác êm ái và sạch hơn. Sau khi lấy cao răng, có thể có cảm giác ê buốt khi ăn uống, tuy nhiên tình trạng này sẽ chấm dứt sau một vài ngày.

Để ngăn ngừa cao răng, cần thực hiện các biện pháp sau:
– Thường xuyên đánh răng sạch sau khi ăn
– Sử dụng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ giữa 2 răng
– Dùng nước súc miệng để giúp làm sạch răng miệng và thơm mát hơn;
– Nên khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị các bệnh răng miệng kịp thời.

Giữ gìn răng miệng vệ sinh sạch sẽ là bảo vệ cho sức khoẻ chính bạn.

Được tạo bởi Blogger.