Tụt lợi do răng có phần lợi bám dính ít và mỏng

Ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng, gây nên tình trạng ê buốt cho bệnh nhân khi ăn nhai. Đặc biệt, nếu như tụt lợi chân răng kèm theo viêm nha chu thì tình trạng răng bị lung lay và dẫn đến mất răng làm hoàn toàn có thể xảy ra.

Tại sao bị tụt lợi chân răng?
Do bệnh lý: Hiện tượng bị tụt lợi chân răng là bệnh răng miệng khá phổ biến mà nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý gây nên như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu…Khi phần lợi bị tổn thương, sưng tấy do vi khuẩn xâm nhập, thậm chí các tổ chức răng xung quanh bị tác động thì dần dần phần lợi sẽ bị tụt xuống, làm cho phần chân răng như dài ra.

Do chải răng quá mạnh: Bên cạnh đó, việc chải răng quá mạnh cũng khiến cho tình trạng mất men răng và cement chân răng có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột, phần lợi do đó cũng bị tụt dần. Nếu tổ chức cứng của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì thường không bị buốt răng vì răng có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng làm cho ngà răng dày lên.

Do sang chấn: Các sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố phối hợp làm trầm trọng tình trạng co lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cũng dễ bị tụt lợi. Đặc biệt sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng bên dưới. Tụt lợi còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng. Ngoài ra, lợi cũng có thể bị tụt do một số tổn thương gây ra bởi virut.

Hiện tượng bị tụt lợi chân răng làm thế nào để khắc phục?
Chăm sóc răng miệng: Với những người có hiện tượng tụt lợi chân răng thì khi chải răng nên sử dụng các loại phổ biến nhất có fluoride, fluoride có tác dụng làm men răng cứng hơn, trong thuốc có các hạt tinh thể sẽ bám vào những vị trí lỗ ống ngà bị hở làm giảm ê buốt răng. Những người ê buốt răng có thể dùng loại kem chải răng có 5% potassium nitrate, chất này thấm vào các ống ngà, giúp giảm cảm giác nhạy cảm của răng. Nên chọn loại bàn chải có đầu lông tròn mềm để làm giảm nguy cơ sang chấn lợi làm tụt lợi, mòn cement răng và ngà răng, hạn chế tác động đến men răng.

Ngoài ra, bệnh nhân bị tụt lợi còn có thể sử dụng nước súc miệng và thực hiện chế độ ăn khoa học. Người bị tụt lợi nên dùng nước súc miệng có chlorhexidine (0,12%), sodium fluoride (0,2%), potassium nitrate (3%) có tác dụng giảm ê buốt và giảm mòn răng.

Ghép vạt lợi: Với trường hợp bị tụt lợi nặng thì bệnh nhân có thể được ghép các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, bù lại phần lợi bị tụt để che phủ chân răng và cổ răng, tránh mòn tổ chức cứng của răng.

Nguyên tắc của các phẫu thuật này là sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng kế cận, có hoặc không kèm theo vật liệu ghép, để che phủ vùng chân răng bị tụt lợi. Các phương pháp thường được sử dụng để che phủ chân răng bao gồm: vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân, ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô và phương pháp mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng sinh học. Thao tác ghép vạt lợi cũng không quá phức tạp, tuy nhiên bạn nên chọn những trung tâm nha khoa uy tín để thực hiện ghép lợi một cách tốt nhất.

Bạn cũng nên lưu ý là không ăn các đồ ăn, nước uống có vị chua, có nhiều ga hoặc kích thích nóng lạnh quá mức tránh ê buốt răng nặng hơn. Nên đi khám răng miệng định kỳ 5-6 tháng/1 lần để làm sạch cao răng và kịp thời phát hiện các bệnh viêm lợi, viêm quanh răng.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.