Bọc mão răng sứ có tốt không?


Bọc mão răng sứ hay còn có tên gọi quen thuộc hơn là bọc răng toàn sứ. Đây là một kỹ thuật tốt nhất để khắc phục tình trạng răng bị gãy vỡ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ để giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật này.


Bọc mão răng là gì?

Bọc mão răng sứ chính là tên gọi khác của chụp răng sứ hoặc bọc răng toàn sứ. Chỉ khác nhau cách gọi nhưng về kỹ thuật thực chất là một, cũng là để phân biệt với kỹ thuật dán mặt răng sứ Veneer.



Chụp răng sứ là có hình thể giống với thân răng thật, được chụp lên cả 4 mặt của thân răng
Chụp răng sứ là tên gọi dễ hiểu với người các tỉnh phía Bắc, người miền Nam thường gọi là bọc mão răng. Về cơ bản, chụp răng sứ sử dụng một mão răng sứ bao bọc bên ngoài cùi răng thật đã mài, vừa khít với răng, có hình thể và màu sắc giống như chiếc răng thật. Nó giống như chiếc vỏ bảo vệ răng thật với chất liệu bên ngoài bằng sứ, còn sườn răng có thể làm bằng sứ hoặc kim loại.
Về cấu tạo bọc mão răng sứ, bao gồm 2 phần sau:

– Sườn sứ bên trong, bám chắc vào cùi răng thật, có vai trò làm giá đã cho cả chụp răng. Phần sườn này cứng và rất bền chắc, nó giúp cả chụp sứ cố định được vào cùi răng, tránh di dịch trong khi hoạt động ăn nhai. Sườn răng sứ thông thường có thể làm băng kim loại thường hoặc bằng sứ hoàn toàn. Răng sứ toàn sứ thì thường có độ bền chắc và màu sắc đẹp mắt hơn so với răng sứ kim loại.

>>> Bọc răng cửa


Bọc mão răng sứ đảm bảo độ bền chắc cho hàm răng

– Các lớp sứ phủ bên ngoài bao trên sườn sứ. Đa số chụp răng sử dụng sứ tương đồng cho các lớp sứ này với sườn bên trong để đảm bảm chụp đồng, có màu đẹp và an toàn. Các lớp sứ này còn có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ, nó cần được chế tạo theo đúng hình dáng chiếc răng tại vị trí sẽ bọc mão.

Hai phần này cơ bản tạo nên răng sứ hoàn chỉnh. Bọc mão răng sứ hiện đại đã không còn cần phải phủ lớp làm bóng bởi bản thân sứ được sử dụng đã có độ bóng định và rất thẩm mỹ, sau khi bọc xong đảm bảo sáng, bóng mà không có sự chênh lệch nhiều với màu răng thật.
Quá trình bọc mão răng diễn ra như thế nào?

Bọc mão răng thực hiện theo các bước cụ thể sau đây:

– Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân: Trong khâu này răng cần bọc mão sẽ được làm sạch. Nếu phát hiện bị sâu răng hoặc bị các bệnh viêm tủy, nha chu, bác sỹ sẽ chỉ định phải hỗ trợ điều trị trước khi bọc mão. Bởi răng bị bệnh mà thực hiện bọc răng sứ sẽ càng nguy hiểm hơn, răng yếu không được chữa trị bị ủ trong mão răng nếu xảy ra bám đọng thức ăn càng gây nguy hiểm.

– Gây tê: Đây là thao tác bác sỹ khuyên nên sử dụng để cả bác sỹ và bệnh nhân đều thoải mái trong khi thực hiện mài cùi và bọc mão.

Quy trình bọc mão sứ thường mất 2-3 lần thăm khám

– Mài cùi răng: Chiếc răng thật sẽ được mài nhỏ thành cùi răng. Cùi răng này chính là trụ đỡ để giữ mão răng sứ và được chụp răng sứ bảo vệ. Phương châm mài cùi của các nha sỹ là bảo tồn tối đa, tránh ảnh hưởng đến tủy răng, thao tác nhẹ nhàng hết mức, tránh tổn thương cho lợi. Mài cùi răng cần phải tuân theo một tỉ lệ định ở cả 5 mặt răng và thường không quá 2mm.

– Lấy dấu hàm: Quy trình lấy dấu hàm được thực hiện bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc sử dụng thiết bị quét nhanh. Công đoạn này nhanh hay chậm phụ thuộc vào thao tác và cách thức lấy dấu răng như thế nào cho bệnh nhân thấy thoải mái. Dấu hàm sẽ được chuyển về Labo để các kỹ thuật viên chế tạo chụp răng theo đúng tỉ lệ và thông số đã lấy của bác sỹ. Trong thời gian chờ đợi răng sứ, các nha sỹ sẽ gắn tạm răng giả cho bạn để đảm bảo ăn nhai bình thường cũng như tính thẩm mỹ.

– Lắp mão răng sứ: Thao tác cuối cùng này sẽ đơn giản hơn nếu các khâu trước đó thực hiện bài bản, đúng kỹ thuật và đảm bảo. Chiếc chụp răng sẽ được lắp lên trên cùi răng một cách cố định sau khi đã điều chỉnh khớp cắn sao cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái . Nếu có sai khác gì sẽ được bác sỹ điều chỉnh ngay. Cuối cùng là vệ sinh răng để hoàn tất việc bọc mão răng sứ.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp những thắc mắc.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.