Nguyên nhân gây hôi miệng mà chúng ta hay mắc phải



Hôi miệng không trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng sẽ tạo cho bạn cảm giác tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Dưới đây là tổng những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất.


Top 4 nguyên nhân gây hôi miệng dễ mắc phải
1. Bị hôi miệng do có vấn để ở răng lợi, khoang miệng.

90% trường hợp hơi thở có mùi là do những vấn đề trong khoang miệng gây nên. Cụ thể là:

– Chúng ta dễ bị hôi miệng hơn nếu tuổi tác ngày càng tăng, lúc này các lớp niêm mạc, răng nướu bị lão hóa, nếu dùng các dụng cụ hỗ trợ như răng giả thì càng khiến tình trạng này nặng hơn.

– Vi khuẩn sinh trưởng: những nơi lý tưởng nhất đó là thức ăn thừa giắt trong kẽ răng, lỗ sâu trên răng, mảng bám trên lưỡi, những kẽ răng thưa. Vi khuẩn phân giải thức ăn bám nhiều nơi trong miệng và sinh ra mùi hôi thối.

nguyên nhân gây hôi miệng


– Do tình trạng viêm nhiễm tại nướu: 1/3 số trẻ bị hôi miệng và cả người trưởng thành vì lí do này. Bên trong các vết viêm là vô số vi khuẩn đang sinh trưởng mạnh mẽ, bệnh nướu răng không chỉ khiến hơi thở có mùi mà còn khiến người bệnh cảm thấy nước bọt bẩn và có mùi.

Do nhiều bệnh răng miệng khác như mẩu thịt dư trong miệng bị viêm, viêm khoang miệng, nghẹt tuyến nước bọt gây khô miệng,…
2. Thực phẩm, thuốc lá là nguyên nhân hôi miệng thường gặp

– Hơi thuốc lá khi tràn vào khoang miệng sẽ hạn chế sự tiết nước bọt đồng thời khiến miệng bị khô hơn, nước bọt có tác dụng diệt khuẩn, nếu miệng bị khô khốc các loài có hại sẽ có cơ hội “tung hoành”, phá hoại răng lợi và khiến hơi thở có mùi hôi nhiều hơn.

                   địa chỉ lấy cao răng an toàn

– Thực tế trong quá trình ăn uống nước miếng được tiết ra nhiều hơn nên dễ làm sạch miệng nhưng nếu ăn những thực phẩm, gia vị như tỏi, hành, mù tạt, sốt đặc,rượu,… miệng của bạn cũng bị “ám” mùi.
3. Ảnh hưởng của thuốc đến mùi cơ thể

Những nhóm thuốc có nguy cơ cao gây chứng hôi miệng cho chúng ta là thuốc chống dị ứng, thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc an thần, thuốc chữa bệnh tiểu đường, thuốc chống và chữa trầm cảm, thuốc trị bệnh tâm thần phân liệt, thuốc để hạ huyết áp,…


– Những thành phần của thuốc khiến miệng lưỡi thường xuyên ở trạng thái khô khan, dễ bị lở ở niêm mạc, chảy máu răng tạo điều kiện tốt nhất cho nhiều loại khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn chính là nguyên nhân gây hôi miệng

– Thuốc gây nóng gan, tăng áp lực cho gan để chuyển hóa các thành phần hóa học chữa bệnh. Nếu quá tải gan sẽ bị giảm chức năng, gan yếu dẫn đến vi khuẩn ở miệng và ở tất cả các cơ quan khác phát triển thuận lợi. Khi thấy miệng hôi hoặc cơ thể có mùi bạn hãy xem lại tình trạng gan thế nào nhé.
4. Hôi miệng do nhiều bệnh khác nhau

– Các bệnh về đường tiêu hóa: thường gặp nhất là đau dạ dày, trào ngược dạ dày, chứng rối loạn trong đường ruột. Các bệnh này có điểm chung đó là khiến bao tử cảm thấy rất nặng nề khi ăn uống, thức ăn thường xuyên bị ứ đọng, không được tiêu hóa ngay. Ở trong dạ dày một thời gian thức ăn tự phân hủy, quá trình dẫn đến lên men và sinh hơi, hơi thoát qua đường miệng và hậu môn, chúng có mùi hôi khó chịu.


– Các bệnh về mũi xoang: như viêm mũi dị ứng và viêm xoang. Lúc này dịch mủ ở hốc mũi, ổ xoang có thể bị tràn xuống dứoi cổ họng khiến cổ bị sưng viêm. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau họng, có sinh đờm mà con khiến hơi thở của họ có mùi hôi khó ngửi.

Hy vọng những chia sẻ ở bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.