Đính kim cương vào răng có nên không?

Ngày nay, hàng loạt các địa chỉ nha khoa mọc lên dịch vụ đính đá vào răng. Mỗi trung tâm là một phương pháp và kĩ thuật đính đá khác nhau.

Chính vì thế, trước khi tiến hành đính kim cương lên răng, bạn phải tìm hiểu xem địa chỉ đính kim cương đó có uy tín hay không, kỹ thuật thực hiện có chuẩn không cũng như chất lượng kim cương đính răng ra sao?

Đá, kim cương được chọn để đính trên răng cũng rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào túi tiền của khách hàng. Trên thị trường hiện nay có những loại đá, kim cương nhân tạo được làm từ nhựa nên khi đính vào răng đá dễ bị sứt, không sáng, dễ bong bật.
Ngoài ra, có nhiều cơ sở nha khoa và trung tâm thẩm mỹ có dịch vụ đính kim cương giá rẻ nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ xâm lấn đến răng thật, khiến răng sâu, sẹo, ê buốt.
Trên thực tế, việc đính kim cương vào răng diễn ra khá dễ dàng và thường chỉ kéo dài trong vòng 15 – 20 phút. Nha sỹ sẽ thăm khám, làm sạch khoang miệng. Sau đó sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng khoan nhỏ một lỗ trên răng và đính kim cương lên, cuối cùng đèn halogen hoặc laser sẽ được chiếu để đông cứng vật liệu kết dính.
Công nghệ đính kim cương E.Las theo tiêu chuẩn Pháp ra đời sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn có nên đính kim cương vào răng không. Với ưu điểm của kỹ thuật mới, việc đính kim cương hoàn toàn không gây tổn hại hay biến chứng đối với cơ thể.
icon-01-list Vật liệu kết dính được sử dụng để đính kim cương có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên từ Nam Mỹ nên lành tính, không kích ứng mô nướu.
icon-01-list Không chỉ lành tính với cơ thể mà độ bền của chất kết dính đã được chứng nhận cao gấp 3 lần so với cách đính kim cương thông thường với sự hỗ trợ của hệ thống máy đính đá thế hệ mới với đầu dẫn tập trung bước sóng, lá chắn bảo vệ mắt an toàn, thiết kế tinh tế, nhỏ gọn, điều chỉnh hoàn toàn tự động sẽ giúp gắn chặt kim cương vào bề mặt răng một cách nhanh chóng mà hoàn toàn không bị bong bật khi ăn nhai.
icon-01-list Một ưu điểm cơ bản khác của công nghệ mới chính là bảo tồn răng thật một cách tối đa. Nếu như kỹ thuật cũ cần phải khoan lỗ để đính kim cương thì với E.Las, kim cương được gắn trực tiếp lên bề mặt răng với hệ thống máy chuyên dụng. Điều này cho phép cấu trúc răng không bị xâm lấn, do đó không gây ê buốt về sau cũng như hạn chế tình trạng thức ăn giắt vào vị trí đính kim cương gây hôi miệng và sâu răng.
Thực hiện đính kim cương lên răng với công nghệ mới bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn, không biến chứng với độ bền chắc cao. Với kỹ thuật mới này bạn không còn phải băn khoăn có nên đính kim cương vào răng không nữa.
Tuy nhiên, để đảm bảo kim cương đính trên răng được sáng, bền, không rơi rụng, người gắn đá lên răng phải luôn tuân thủ nguyên tắc kiêng những thức ăn quá cứng, dai, kiêng uống cà phê, các loại rượu màu có thể làm xỉn hoặc tối màu kim cương. Việc chăm sóc răng miệng như chải răng hay dùng chỉ nha khoa làm sạch vết bám trên răng cũng cần được thận trọng. Lưu ý chỉ nên dùng bản chải mềm chải nhẹ nhàng trên phần răng đính kim cương để tránh làm bong bật chất kết dính.

Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về vấn đề đính đá vào răng, hãy liên hệ tới Bệnh viện RHM Sài Gòn để được các bác sĩ tư vấn.

Có thể bạn sẽ thích

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.