Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc răng trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Chăm sóc trẻ bị sốt do mọc răng

Khi trẻ mọc răng thì kéo theo nhiều triệu chứng như lười ăn, hay quấy khóc, đi ngoài nhưng điều mà nhiều bậc cha mẹ lo lắng nhất đó là sốt. Vậy sốt do mọc răng ở trẻ em phải chăm sóc và điều trị như thế nào ?


Biểu hiện khi em bé mọc răng


Giai đoạn trẻ em mọc răng bé ít ốm nhưng có thể nhiệt độ thất thường Sốt nhẹ, hay đi tướt nhẹ trong vòng khoảng 1-2 ngày và gây tiêu chảy, mất nước.

Tính cách trẻ có thể thay đổi trở nên hay cáu gắt, ít chơi, hay khóc và quấy, khó ngủ. Khi mọc lúc này mầm răng đang nhô lên khỏi lợi lúc này sẽ khiến vùng quanh răng trẻ bị đau nên có trẻ có hiện tượng chảy nước dãi. Bị sưng nề đỏ.

Hay ngậm ngón tay, xoa tai, hay cắn-ngậm những đồ vật cứng để kích thức lợi như muỗng, đồ chơi hay bất cứ gì . (tuy nhiên bố mẹ cần kiểm tra xem có thấy lợi nứt ra và đầu răng màu trắng nhú không mới xác định chính xác được là bé đang mọc răng). Trẻ mọc răng vì đau nên trẻ biếng ăn hơn và kéo theo sụt cân.

Trẻ em mọc răng sốt bao nhiêu độ ?

Sốt do mọc răng ở trẻ em

Sốt do mọc răng ở trẻ em 

Bé bị sốt do mọc răng thường nhẹ và ngắn, thường sốt 1 - 2 ngày vào thời điểm răng nứt ra nhú lên lợi nhiệt độ thường dưới < 39°C và đau nhiều, lúc này bố mẹ có thể cho bé uống pacetamol để giúp bé hạ sốt và giảm đau. Liều lượng khoảng 10-15mg/kg cân nặng của bé. uống cách nhau 4-6h/1 lần. Nếu sốt trong thời gian dài nên đưa trẻ đi khám ngay.

Biện pháp hỗ trợ cho bé trong giai đoạn mọc răng


Khi bé bị sốt, đi tướt thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày, những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Khi bé bị đi ngoài sẽ khiến cơ thể bé mất nước nên bố mẹ cần bổ sung cho trẻ uống nhiều nước . Nếu bé không chịu uống nước có thể dùng tăm bông sạch chấm vào miệng, môi bé để cũng tránh được việc bị mất nước.

Bé biếng ăn, sụt cân bố mẹ cần cho trẻ nhỏ ăn thức ăn mềm, không quá nóng, không quá lạnh không tốt cho răng-lợi của trẻ. Kiên nhẫn chịu khó khí cho bé ăn tạo sự vui vẻ để bé ăn được nhiều hơn. Bổ sung thêm canxi vào bữa ăn cho trẻ.

Để giúp bé giảm đau khi mọc răng trước tiên bố mẹ cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt tránh lợi bị viêm nặng và làm giảm đau. Nếu bé đau nhiều nên cho bé tới đi khám gặp bác sĩ để bác sĩ có biện pháp giúp bé giảm đau.

Nếu bình thường trẻ sẽ sốt và mọc răng sau vài ngày thì khỏi, nhưng đối với trẻ răng khó nhú lên khỏi nướu thì bố mẹ cũng hãy bình tĩnh vì mọc răng là một quá trình kéo dài và răng nhú lên dần dần, nếu một chúng ta thấy răng đã nhú lên thì hãy yên tâm đợi. Nếu như chúng ta thấy lợi phồng hẳn lên nhưng mãi không thấy răng lộ ra thì nên đi khám bác sĩ để có được xử lý hợp lý.
bệnh chảy máu răng trẻ em

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đang mọc răng 


Trong giai đoạn sốt do mọc răng trẻ ăn cần có chế độ ăn hợp lý
Trong giai đoạn sốt do mọc răng trẻ ăn cần có chế độ ăn hợp lý

Trong giai đoạn này chú ý cho trẻ ăn cần có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất :

Đảm bảo bổ sung đủ canxi vì nó tốt cho xương và răng trong thành phần ăn hàng ngày của bé như ăn nhiều trứng, tôm-cua xay nấu cháo cho bé… ngoài ra hàng ngày nên tắm nắng cho bé.

Đảm bảo trong thành phần ăn của trẻ nhỏ có đủ chất đạm, chất béo nhưng không nên lạm dụng quá.
Giai đoạn này có thể cho trẻ ăn nhiều chất xơ, thô bố mẹ nên khuyến khích bé nhai nhiều. Nên nhớ tránh đồ ăn quá nhuyễn dễ gây sâu răng, không có lợi cho xương hàm trẻ phát triển. Hạn chế ăn vặt
Bổ sung hoa quả tươi để tăng các vitamin giúp bé khỏe mạnh hơn

Ăn đủ thì cũng phải ngủ đủ giấc, khuyến khích bé vận động nhằm kích thích ăn ngon, tránh suy dinh dưỡng.

Ngoài ra ở độ tuổi này các bé chưa đủ nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh răng nên các bậc cha mẹ nên đánh răng cho bé, nếu để bé đánh thì không nên để bé tự đánh răng 1 mình.

Nếu như còn thắc mắc nào về sốt mọc răng ở trẻ em phải chăm sóc sao thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp.

Trẻ bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không ?

Chảy máu chân răng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ lẫn người lớn. Nguyên nhân là do viêm nướu răng mà thành. Vậy bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em có nguy hiểm không ?


Nướu răng có nhiệm vụ cao cả là bảo vệ và che đỡ cho chân răng được chắc chắn, tránh xa các bệnh lý hay những tổn thương. Nhương một khi nướu đã bị tổn thương, viêm nhiễm thì nó không còn khả năng bảo vệ chân răng nữa. Biểu hiện của tình trạng viêm nướu là chảy máu chân răng. Khi nướu bị viêm một thời gian ngắn sau sẽ gây ảnh hưởng tới chân răng và các bộ phận xung quanh ổ răng. Gây nên bệnh nhân nha chu nguy hiểm, làm tổn thương tới chân răng và xương ổ răng, làm chân răng lung lay dẫn đến mất răng.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở trẻ em 


Mà nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu, chảy máu chân răng ở trẻ em là do cách vệ sinh răng miệng chưa tốt, không thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn đầu là những tổn thương nhẹ tới mô mềm nhưng không được phát hiện sớm, vi khuẩn có điều kiện hoạt động và gây ra bệnh viêm nướu.

Nguyên nhân gây bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em 

Biểu hiện đầu tiên của viêm nướu là nướu bị sưng đỏ, chảy máu chân răng. Nếu chị không đưa bé đi khám nha khoa và điều trị kịp thời bệnh sẽ nặng hơn, gây nên những cơn đau nhức làm bé khó ở. Sau đó là tình trạng viêm nhiễm, chảy mủ nơi nướu. Lâu ngày sẽ gây mất răng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề mọc răng mãi mãi của bé.

 Trẻ em bị chảy máu chân răng điều trị như thế nào?


Chảy máu chân răng có liên quan đến bệnh viêm nướu, nếu tình trạng này không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này, do đó bạn không thể coi thường.

Đối với những trẻ đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì việc điều trị cần tiến hành càng sớm càng tốt để bảo tồn răng thật một cách tối đa. Trong một số trường hợp khi cao răng đã hình thành dưới nướu và quanh cổ răng thì nha sỹ sẽ làm sạch cao răng. Đây là việc làm cần thiết để loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giúp cho nướu dần dần lành thương. Việc lấy cao răng cũng cần được duy trì 6 tháng/lần để nha sỹ có thể thăm khám và phát hiện các vấn đề răng miệng sớm nhất.

Bạn cũng có thể dùng thuốc theo toa của bác sĩ cho bé và lưu ý vệ sinh răng miệng của bé cho thật tốt, không cho bé đánh răng vì dễ đụng vào nướu răng gây chảy máu và làm tổn thương thêm nướu răng. Dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé nhiều lần trong ngày nhất là sau khi ăn, làm nhẹ nhàng để tránh đụng vào nướu răng.


Lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ

Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C cho trẻ để hạn chế chảy máu chân răng, tăng cường hệ miễn nhiễm chống nhiễm trùng. Một phần nguyên do khiến cho sức đề kháng của răng kém cũng có thể từ việc thiếu hụt vitamin C, làm cho tủy và nướu răng dễ bị tổn thương. Việc bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn.

Trên đây là một số biện pháp điều trị bệnh chảy máu chân răng ở trẻ em. Tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để sức khỏe răng miệng cho bé vừa không ảnh hưởng tới cấu trúc răng sau này của bé.

Được tạo bởi Blogger.