→ Có thể bạn quan tâm: Tiêu xương hàm chữa bằng cách nào là tốt nhất, an toàn và hiệu quả nhất? : http://cayrangimplant.com.vn/tieu-xuong-ham-chua-bang-cach-nao-la-tot-nhat/
Ghép xương cấy Implant có phải luôn gắn liền với nhau?
Ghép xương cấy Implant có gắn liền với nhau không?
Thực tế, ghép xương cấy Implant có thể cần phải được tiến hành cùng nhau, tuy nhiên, điều này chỉ xuất hiện trong một vài trường hợp chứ không phải tất cả. Vậy khi nào thì phải ghép xương trước khi cấy Implant?
Đa số mọi người thường có xương hàm đủ khỏe, đủ dày để có thể nâng đỡ cũng như tích hợp trụ Implant một cách nhanh chóng. Song, vẫn có một số trường hợp không được như vậy, xương hàm không có đủ điều kiện về độ chắc khỏe cũng như mật độ xương quá mỏng. Khi đó, nếu bệnh nhân vẫn muốn tiến hành cấy ghép Implant thì cách tốt là phải ghép xương hàm trước.
Như với những gì mà bạn vừa kể trên, răng mất đã để trống gần 2 tháng thì khả năng là hiện tượng tiêu xương đã bắt đầu vì xương hàm tại vị trí đó không nhận được bất kỳ tác động nào từ hoạt động ăn nhai quá lâu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến xương hàm bị mỏng và yếu. Mặc dù vậy nhưng để xác định chính xác tình trạng xương hàm hiện tại thì bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám, chụp phim X – quang và nghe tư vấn từ bác sỹ.
Nếu sau khi phân tích phim chụp, bác sỹ kết luận bạn phải ghép xương cấy Implant thì cũng đừng nên quá lo lắng về việc có đau không hay có biến chứng gì nguy hiểm. Vì thao tác này hiện nay được thực hiện rất bài bản với sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị tiên tiến.
→ Bạn đọc quan tâm: Lựa chọn implant để cấy ghép dựa vào tiêu chí gì? : http://cayrangimplant.com.vn/lua-chon-implant-de-cay-ghep-dua-vao-tieu-chi-gi/
Quy trình ghép xương cấy Implant
Không phải là một cuộc phẫu thuật đơn giản, nên ghép xương cấy Implant đòi hỏi người nha sỹ phải có tay nghề tốt và tâm lý vững trước khi bắt đầu thực hiện. Bên cạnh đó, để tránh xảy ra sai sót cũng như các nguy cơ tiềm ẩn, nha sỹ cũng cần phải tiến hành theo đúng trình tự, quy trình đã được phê duyệt bởi Hiệp hội nha khoa Quốc tế:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn:
Cũng như bao loại dịch vụ khác, trước khi ghép xương cấy Implant, nha sỹ cũng phải kiểm tra kỹ lưỡng các vấn đề răng miệng và tình hình sức khỏe để có sự chuẩn bị cũng như đưa ra hướng ghép xương phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê:
Khoang miệng được làm sạch bằng nước súc miệng để tránh bị nhiễm trùng trong khi ghép xương. Sau đó, hệ thống máy gây tê cũng được sử dụng để giảm cảm giác đau đơn cho bệnh nhân.
Bước 3: Ghép xương hàm bằng 1 trong 3 cách
Đây là bước quan trọng và cũng chứa đựng nhiều rủi ro vì có tác động trực tiếp đến xương hàm. Thông thường, tùy vào mỗi trường hợp mà nha sỹ có thể lựa chọn một trong 3 cách ghép xương như sau:
Ghép xương răng lớn
Nếu xương hàm bị khuyết thiếu nhiều do chấn thương, dị tật bẩm sinh thì vật liệu dùng để ghép thường là xương tự thân được lấy ra từ các bộ phận khác trong cơ thể như cằm, hông, chày…
Ghép xương răng nhỏ
Xương hàm bị một chút khuyết tật nhỏ như chấn thương, mới mất răng, tiêu xương vừa bắt đầu thì có thể thực hiện tái tạo xương với vật liệu sử dụng gồm mô xương nhân tạo, màng xương tổng hợp đặc biệt hoặc xương bò.
Nâng xoang
Khi xương hàm vùng xoang bị tiêu, không còn độ cứng chắc sẽ hạ xuống thấp. Lúc này, các xoang sẽ được nâng lên bằng cách đưa vật liệu ghép xương vào trong, sau một thời, mô xương tự nhiên sẽ dần dần tích hợp với vật liệu nhân tạo.
Mở rộng cung hàm
Xương hàm có vành quá mỏng, không đặt được mô cấy thì nha sỹ sẽ phải áp dụng phương pháp mở rộng cung hàm. Khi đó, với dụng cụ cắt xương đặc biệt, xương hàm sẽ được mở rộng ra thành 2 phần và đặt vật liệu ghép xương nhân tạo vào giữa.
Nha Khoa Kim luôn là địa chỉ tin cậy về Nha Khoa mà mọi người tin tưởng để cấy răng implant. Nếu còn băn khoăn điều gì xin hãy liên hệ về Nha khoa Kim với số 19006899 để được tư vấn cụ thể nhé.
→ Xem thêm: Cấy ghép răng implant giá bao nhiêu tiền : http://cayrangimplant.com.vn/chi-phi-cay-ghep-rang-implant-gia-bao-nhieu-tien/